Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến xã ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế

(Baohatinh.vn) - Thiếu cán bộ chuyên môn, không có thiết bị kiểm tra… nên công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Tĩnh còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến xã ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế

Ngày 27/1/2021, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP tỉnh làm việc với Ban Chỉ đạo liên ngành huyện Đức Thọ về thực hiện công tác ATVSTP dịp tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021.

Hiện nay, 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều đã thành lập ban chỉ đạo liên ngành ATVSTP. Đặc biệt là dịp lễ, tết đoàn liên ngành xã, phường, thị trấn tăng cường tổ chức kiểm tra công tác ATVSTP các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến xã ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế

Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh kiểm tra công tác ATVSTP tại cơ sở sản xuất bánh gai Đạt Nho ở thị trấn Đức Thọ (ngày 27/1/2021).

Tuy nhiên, theo Bí thư Đảng ủy xã Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) Nguyễn Xuân Lam: “Hầu hết thành viên đoàn liên ngành đều kiêm nhiệm và không có chuyên môn về ATVSTP. Do vậy, hoạt động của đoàn hầu như mới chỉ dừng ở việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về ATVSTP. Còn các nhiệm vụ khác theo phân cấp quản lý như: Kiểm tra, giám sát, tham mưu xử phạt đối với các trường hợp vi phạm về ATVSTP thì chưa thực hiện được”.

Không riêng gì ở vùng nông thôn, ở thị thành cũng gặp nhiều vướng mắc. Chủ tịch UBND phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh) Trần Quốc Chế cho biết: “Chủ yếu là kiểm tra hộ kinh doanh có đảm bảo yêu cầu về thủ tục hành chính như: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy khám sức khỏe của người kinh doanh, điểm kinh doanh có đảm bảo vệ sinh môi trường... Còn để kết luận có bảo đảm ATVSTP hay không thì không có căn cứ, cơ sở vì không có thiết bị kiểm tra”.

Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến xã ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế

Đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP phường Nam Hồng (TX Hồng Lĩnh) kiểm tra tại cơ sở bán hàng hóa thực phẩm trên địa bàn. (Ảnh chụp ngày 26/1/2021).

Huyện Đức Thọ cũng đã thành lập 3 đoàn kiểm tra công tác ATVSTP trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu và Lễ hội Xuân năm 2021, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn thành lập 16 đoàn ra quân kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm. Tính từ ngày 15/1 đến nay, toàn huyện đã kiểm tra 133 lượt cơ sở, trong đó, phát hiện và xử phạt 2 cơ sở vi phạm với số tiền 50 triệu đồng.

Dù đã có kết quả bước đầu khá tích cực, các đoàn kiểm tra lại đang gặp khó khăn trong công tác kiểm tra ATVSTP. Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Hoàng Xuân Hùng cho biết: "Cái khó lớn nhất là huyện chỉ được trang bị một số điều kiện tối thiểu nên chưa đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm nghiệm trong việc phát hiện các chất độc hại trong thực phẩm.

Mặc khác, một số chính quyền cấp xã còn thiếu sự quan tâm đến công tác ATVSTP, còn buông lỏng trong quản lý. Số lượng các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm không cố định, luôn có sự di biến động, quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Chủ cơ sở thường là người quen, có tình làng nghĩa xóm, anh em họ hàng, cho nên còn dè dặt trong xử lý, nhắc nhở...".

Xử lý vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm tuyến xã ở Hà Tĩnh còn nhiều hạn chế

Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh kiểm tra công tác chấp hành quy định về ATVSTP tại thị trấn Đức Thọ (Ngày 27/1/2021).

Ông Phan Văn Hùng - Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: “Trước những bất cập, khó khăn trong quá trình quản lý ATVSTP tuyến xã, thời gian tới, đơn vị sẽ tiến hành tập huấn trang bị kiến thức và các văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ quản lý ATVSTP tại tuyến xã. Bên cạnh đó, đề nghị UBND huyện, thành phố, thị xã phân bổ kinh phí để mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ hoạt động quản lý ATVSTP trên địa bàn”.

Từ ngày 15/1 đến nay, đoàn kiểm tra liên ngành ATVSTP các cấp trên toàn tỉnh đã kiểm tra 1.252 cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, phát hiện 37 cơ sở vi phạm và phạt tiền gần 120 triệu đồng.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.