Y tế

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Những căn phòng không bao giờ tắt đèn, chuông điện thoại lúc nào cũng ở chế độ âm thanh lớn nhất… là tình trạng chung hàng chục ngày nay của đội ngũ y, bác sỹ tại các khu cách ly tập trung ở Hà Tĩnh…

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Kể từ ngày 19/3, khi bắt đầu đón những công dân đầu tiên trở về từ các nước Lào, Thái Lan, các y, bác sỹ làm việc ở khu cách ly tập trung Cổng B, xã Sơn Tây (huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh) đều không còn có khái niệm ngày và đêm nữa. Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn, bác sỹ Dương Viết Bằng là một trong những người đầu tiên trực “chiến đấu” ở đây.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn phun khử trùng tại khu cách ly tập trung.

Bác sĩ Dương Viết Bằng chia sẻ: “Đã hơn 20 năm trong nghề y tế dự phòng nhưng chưa bao giờ tôi thấy áp lực như lần này. Công việc hàng ngày ở khu cách ly tập trung nếu dùng từ rất bận hay vô cùng bận thì cũng không thể tả hết”.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Nhớ lại những ngày đầu của “chiến dịch”, bác sỹ Bằng không sao quên được những giờ khắc căng mình làm việc thâu đêm của đội ngũ y, bác sỹ. Dường như anh em không có thời gian nghỉ, thời gian ăn. Những đồng nghiệp hàng ngày vui vẻ, sôi nổi bên tôi, giờ đây luôn bịt kín khẩu trang, lặng lẽ, gấp gáp trong công việc. Mọi người dường như không có chút thời gian nào dành cho mình nữa. Đôi khi chỉ kịp úp vội bát mỳ tôm, chợp vội giấc ngủ ngắn rồi lại tiếp tục công việc.

Công tác theo dõi tình trạng sức khỏe ban đầu tại khu cách ly phải thực hiện chặt chẽ, đảm bảo. Khi phát hiện công dân có triệu chứng sớm của bệnh, phải can thiệp y tế kịp thời, chuyển sang Bệnh viện Đa khoa Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo để theo dõi, điều trị. Đến nay ở đây đã có hơn 400 công dân thuộc diện cách ly, trong khi đó xuyên suốt từ những ngày đầu, chỉ có 7 cán bộ, y, bác sỹ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ.

Mỗi ngày, chừng ấy con người, thay nhau đo thân nhiệt và khám sức khỏe 2 lần cho các công dân. Tiếp đó thực hiện phun khử trùng toàn bộ khu cách ly. “Không khí của chúng tôi đậm một mùi đặc trưng của thuốc khử trùng. Bưng bát cơm ăn, dù là món gì cũng phảng phất cái mùi ấy”- bác sỹ Bằng chia sẻ.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

“Ở khu cách ly, chúng tôi còn là những nhà tâm lý học. Ban đầu, nhiều công dân rất hoang mang, lo lắng. Có những người chịu áp lực lớn từ địa phương, hàng xóm, gia đình lại phải trải qua nhiều cuộc điều tra y tế nên tâm lý ức chế, không chịu hợp tác, đòi ra khỏi khu cách ly. Vì vậy, ngoài việc chăm sóc sức khỏe, các y, bác sỹ còn phải khéo léo tuyên truyền, động viên tạo sự gần gũi để người dân yên tâm ở lại.” – bác sỹ Bằng chia sẻ.

“Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai”, đó là câu nói của chị Uông Thị Hương Hà, cử nhân hộ sinh, Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn đang làm việc tại khu cách ly tập trung Cổng B. Ngày 19/3, chị Hà được điều động đến đây khi đang làm việc tại khu cách ly xã Kim Hoa (Hương Sơn). Chị Hà cho biết: “Với tinh thần có lệnh điều động là lên đường, tôi chỉ kịp về nhà lấy thêm tư trang, dặn dò con cái và có mặt ngay khu cách ly Cổng B. Khi được giao nhiệm vụ tôi cũng giống như tất cả anh chị em trong khoa đều sẵn sàng. Bây giờ mình mà né tránh thì ai sẽ có mặt ở những nơi gian khó?”

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Chị Hà cũng đã hơn 20 ngày chưa về nhà. Cứ sáng chiều hai bận, chị cùng đồng nghiệp kiểm tra thân nhiệt cho từng người, hỏi han xem họ có vấn đề gì về sức khoẻ hay không để kịp thời xử lý.

“Nhiều khi tôi nhớ nhà phát khóc. Nhiều đêm công việc áp lực cũng khiến tôi cảm thấy đuối sức. Tuy nhiên, mỗi ngày chúng tôi lại động viên nhau phải nỗ lực hơn nữa” – chị Hương Hà chia sẻ

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Trong “chiến dịch” chống dịch Covid-19 lần này, có một lực lượng “chiến đấu” kiên cường không kém. Đó chính là đội ngũ y, bác sỹ y tế tuyến xã, phường. Ngay khi các khu cách ly địa phương hình thành, họ đã nhanh chóng vào cuộc để cùngchống đại dịch Covid-19.

Để thực hiện cách ly kịp thời những người đến từ vùng dịch, thị trấn Nghèn (Can Lộc) đã lập khu cách tại UBND xã Tiến Lộc cũ. Bác sỹ Bùi Ngọc Dương, Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Nghèn cho hay, công việc của những cán bộ y tế cơ sở như anh tưởng đơn giản, nhưng cũng gặp không ít khó khăn. Cũng có người tự cách ly không tuân thủ khiến thời gian để truyền thông, hướng dẫn kéo dài hơn rất nhiều.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Khu cách ly tập trung tại thị trấn Nghèn (Can Lộc).

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Bác sỹ Bùi Ngọc Dương - Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Nghèn (bìa phải) cùng cán bộ, trạm y tế chia từng suất ăn cho người cách ly tập trung.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Bất kể thời gian nào trong ngày, có thông tin về những biến động bất thường của người đang thực hiện cách ly, hay những trường hợp nghi nhiễm, là các y, bác sỹ phải xuống ngay cơ sở để tuyên truyền, giải thích, vận động. Tất cả họ biết rằng, mình đều có nguy cơ bị lây nhiễm bất kỳ lúc nào, nhưng vì cộng đồng, vì sự thành công chung của “chiến dịch”, họ đều nỗ lực cao nhất”.

Không ít lần, các y, bác sỹ nhận được những lời nói không hay, những hành động không đẹp của công dân phải thực hiện cách ly. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những công dân hợp tác, vui vẻ. Điều đó tiếp thêm sức mạnh để đội ngũ y tế xã, phường vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Bữa ăn vội của anh Bùi Trọng Đại, nhân viên y tế thị trấn Nghèn tại khu cách ly tập trung.

Tham gia “chiến dịch” phòng dịch Covid-19 từ những ngày đầu, chị Bùi Thị Nguyệt - nhân viên Trạm Y tế xã Thạch Đài (Thạch Hà) chia sẻ: “Ngoài chuyên môn, chúng tôi còn là những chiến sỹ “dân vận”, tuyên truyền. Làm thế nào để họ yên tâm ở lại và cảm thấy thoải mái là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người trong khu cách ly. Tôi đã có nhiều đêm không ngủ, thao thức tìm cách để nói chuyện khi ai đó có những biểu hiện tâm lý thiếu tích cực. Hai tuần xa những người thân yêu sẽ qua nhanh thôi, tôi nghĩ mình đủ tự tin, bản lĩnh và luôn đề cao tinh thần, trách nhiệm cùng các đồng chí, đồng đội làm tốt nhiệm vụ được giao nơi điểm cách ly tập trung xã Thạch Đài”.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Dù đang nuôi 2 con nhỏ, thế nhưng được sự động viên, khích lệ từ những người thân trong gia đình, chị Bùi Thị Nguyệt đã khép lại nỗi niềm riêng lên đường nhận nhiệm vụ chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho công dân hồi hương tại khu cách ly tập trung.

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Lẫy mẫu xét nghiệm đối với người cách ly tập trung.

Chị Nguyệt tâm sự: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi thực hiện nhiệm vụ quan trọng như thế. Mặc dù được trang bị đầy đủ bảo hộ phòng dịch nhưng việc tiếp xúc với công dân đều là lao động ở nước ngoài về từ các nước đã có dịch, tôi cũng có phần lo lắng.

Tuy nhiên, vì cái chung nên phải cố gắng hết sức. Chúng tôi dù ăn không đúng bữa, giấc ngủ chập chờn nhưng chỉ mong sao mọi người đều khỏe mạnh, sớm về được với người thân".

ảnh: nam giang - võ đạt

thiết kế: huy tùng

Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung
Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung
Những y, bác sỹ Hà Tĩnh thao thức cùng công dân ở các khu cách ly tập trung

Chủ đề Đánh bạc ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.