Dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của mỗi chúng ta. Các chuyên gia cho biết, lối sống hiện đại kèm theo chế độ dinh dưỡng không hợp lý là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Bên cạnh đó, việc thiếu kiến thức về dinh dưỡng dẫn đến sự tồn tại của rất nhiều quan niệm sai lệch…
1. Bữa tối nhiều calo sẽ gây tăng cân
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng cơ thể bạn không xử lý thức ăn khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Điều quan trọng là tổng lượng calo nạp vào so với lượng calo đốt cháy. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều thực phẩm không lành mạnh vào ban đêm sẽ làm tăng lượng calo mà bạn không hề nhận ra. Nếu muốn ăn nhẹ, hãy thử các lựa chọn lành mạnh hơn như trái cây tươi, trái cây sấy khô không đường, sữa chua ít béo và sữa.
Nhịn ăn không giúp cơ thể loại bỏ chất béo dư thừa hoặc độc tố.
2. Có thể ăn tùy thích thực phẩm ít béo
Thực phẩm ít béo hoặc không có chất béo có hàm lượng calo thấp hơn so với cùng một phần kích thước của sản phẩm cùng loại có chất béo. Nhưng nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn ít chất béo hoặc không có chất béo có thể có nhiều calo như loại sản phẩm đầy đủ chất béo đôi khi còn nhiều calo hơn.
Điều này là do quá trình loại bỏ chất béo ra khỏi thực phẩm có thể bao gồm cả việc thêm đường, bột mì, chất làm đặc tinh bột và các loại carbohydrate khác để giữ hương vị ban đầu. Vì vậy, hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng của sản phẩm thông thường so với phiên bản ít chất béo và so sánh cả hàm lượng calo và hàm lượng chất béo của chúng, dựa trên khẩu phần 100g.
3.Có thể đốt cháy chất béo bằng chế độ ăn nhiều đồ chua
Không có loại thực phẩm nào có thể đốt cháy chất béo. Các chế độ ăn nhiều đồ chua như bưởi đòi hỏi bạn phải ăn nửa quả bưởi trong mỗi bữa ăn với các loại thực phẩm giàu protein để thu được lợi ích.
Không nên chỉ ăn trái cây thay rau xanh.
Bưởi không có chất béo, ít calo và natri, chứa nhiều vitamin C và chất xơ, nhưng nó không có khả năng đốt cháy chất béo. Tương tự, chế độ ăn chỉ với súp rau khiến cơ thể dễ bị thiếu chất (thiếu nhiều loại vitamin và protein) và có thể khiến bạn thiếu dinh dưỡng, gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Cách tốt nhất để giảm cân là ăn các bữa ăn cân bằng và đa dạng, đồng thời hạn chế thức ăn nhiều chất béo, dầu và đường. Cũng như tăng cường các hoạt động thể chất.
4.Bỏ bữa giúp giảm cân
Nhịn ăn hoặc chỉ tiêu thụ chất lỏng không giúp cơ thể loại bỏ chất béo dư thừa hoặc độc tố. Trên thực tế, bỏ bữa (thường là bữa sáng) không có nghĩa là giảm cân. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người bỏ bữa sáng và ăn ít bữa trong ngày có xu hướng nặng cân hơn những người ăn sáng lành mạnh và ăn đủ bữa một ngày. Điều này là do bỏ bữa khiến bạn cảm thấy đói hơn và khiến bạn ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo và ít chú ý đến dấu hiệu no của mình hơn. Cách tốt nhất là nên ăn uống đầy đủ, đúng giờ và cân đối với các loại trái cây và rau quả phù hợp nhất với nhu cầu và yêu cầu của cơ thể.
5.Ăn trái cây thay rau củ
Một báo cáo của Hiệp hội Dinh dưỡng Anh cho biết, dinh dưỡng từ rau củ sẽ giúp cơ thể hoạt động hiệu quả hơn. Trái cây thường chứa hàm lượng đường tự nhiên cao, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây mệt mỏi, cáu kỉnh. Các chuyên gia khuyên dinh dưỡng tốt nhất cho một ngày, bao gồm: 4 phần rau củ + 1 phần trái cây.
Chất béo không bão hòa đơn có khả năng cải thiện lượng cholesterol xấu trong máu.
6.Tất cả chất béo đều có hại
Có nhiều loại chất béo khác nhau. Một số chất béo tác động tích cực đến sức khỏe trong khi những chất khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Điều quan trọng là thay thế chất béo xấu bằng chất béo tốt trong chế độ ăn uống của chúng ta.
Ví dụ, chất béo không bão hòa có thể bảo vệ sức khỏe của chúng ta bằng cách giảm cholesterol LDL (có hại) trong máu. Chất béo lành mạnh cho phép cơ thể hoạt động bình thường và là một nguồn năng lượng. Nhưng bạn nên hạn chế ăn chất béo, không quá 25-30% lượng calo hàng ngày. Nói chung, bạn nên chọn các sản phẩm từ sữa ít béo và phần nạc của thịt và gia cầm hoặc loại bỏ phần da và mỡ. Bạn nên bổ sung cá (bao gồm cả cá béo như cá hồi) trong chế độ ăn uống của mình và hạn chế tuyệt đối thức ăn chế biến và thức ăn nhanh.
7.Thèm ăn gì thì cơ thể bị thiếu chất đó
Thèm ăn thường có xu hướng để thỏa mãn nhu cầu cảm xúc. Cảm giác thèm ăn xảy ra khi chế độ ăn uống của bạn bị hạn chế hoặc nhàm chán. Bạn càng hạn chế ăn một loại thực phẩm nào đó thì bạn thường thèm nó nhiều hơn. Nhưng có một sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có liên quan rõ ràng đến cảm giác thèm ăn ở con người là sắt. Vì vậy một chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng vẫn là lời khuyên thiết thực.
8.Nhịn ăn để thải độc
Cơ thể chúng ta được thiết kế một hệ thống để loại bỏ độc tố, đó là gan, thận và lá lách. Không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc không ăn hoặc chỉ uống nước trái cây - trong bất kỳ khoảng thời gian nào khiến cơ thể thải được độc tố tốt hơn. Trái lại khi nhịn đói, cơ thể chuyển hóa sinh các thể ketone là các chất chuyển hóa độc chứ không phải giúp cơ thể thanh thải độc chất. Việc nhịn ăn cũng chỉ nên giảm bớt lượng calories đưa vào và tăng vận động để tăng tiêu thụ, cốt yếu vẫn phải đảm bảo nhu cầu vitamin và điện giải, không nên nhịn hoàn toàn.