Cách sử dụng hành
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Trong hành có chứa một hợp chất khá đặc biệt, đó chính là Sunfua hữu cơ, có công hiệu kháng viêm, kháng khuẩn và kháng ung thư, đồng thời còn có hiệu quả chống lại hiệu ứng oxi hóa mạnh mẽ, thanh trừ các gốc tự do dư thừa trong cơ thể.
Không những vậy, hành còn có thể thúc đẩy tuần hoàn máu cục bộ, cải thiện chức năng của hệ thống thần kinh, phòng ngừa các bệnh về tim mạch và huyết quản, bên cạnh đó còn có tác dụng nâng cao trí nhớ.
Sau khi hành được cắt khúc và để lâu trong không khí hoặc tăng nhiệt với nhiệt độ cao thường sẽ làm giảm thành phần Sunfua hữu cơ. Chính vì vậy, các chuyên gia sức khỏe khuyến khích nên ăn hành ở trạng thái tươi sống hoặc nếu nấu nướng thì không nên để ở thời gian quá dài.
Ngoài ra, hành còn có hiệu quả giảm bớt tính hàn của các loại hải sản, giúp cơ thể giảm nguy cơ bị dị ứng một cách an toàn, tự nhiên. Một số người sau khi ăn hải sản có thể xuất hiện triệu chứng dị ứng như ho, đau bụng thì có thể cải thiện bằng cách cho một lượng hành thích hợp khi nấu.
Cách sử dụng gừng
Trong củ gừng tươi có chất Gingerol, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích dạ dày tiết dịch vị, cải thiện chức năng dạ dày và đường ruột, giúp thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ tốt hơn. Đồng thời, gừng còn có hiệu quả bảo vệ tỳ vị, tăng cảm giác thèm ăn cho bạn.
Gừng là loại thực vật gia vị còn có công hiệu kháng oxi hóa nhất định. Lúc nấu nướng nếu thêm một ít gừng tươi có thể giảm tình trạng thất thoát hàm lượng vitamin C trong rau cải, đảm bảo cho bạn có thể tận dụng tối đa các dưỡng chất tuyệt vời trong thức ăn hằng ngày.
Cách sử dụng tỏi
Allicin trong tỏi có tác dụng thúc đẩy sự hấp thu vitamin B1 trong dạ dày và đường ruột, giảm mỡ máu, diệt khuẩn và kháng ung thư hiệu quả. Cách dùng tỏi tốt nhất chính là nghiền nhuyễn những tép tỏi tươi và để sau 15 phút rồi mới sử dụng, như vậy sẽ tận dụng được tối đa lợi ích từ Allicin.
Cách sử dụng tiêu
Hạt tiêu với vị cay khá nồng đặc trưng ngoài hiệu quả tăng hương vị cho món ăn còn có công hiệu giải cảm do nhiễm lạnh và bảo vệ sức khỏe dạ dày. Ngoài ra, loại thực vật gia vị này còn thường dùng để khử mùi tanh của thức ăn.
Khi sử dụng tiêu để nêm món ăn không nên cho tiêu khi nhiệt độ quá cao để tránh tạo nên vị đắng. Với các món nhiều thịt thì nên cho nhiều tiêu hơn để đạt hiệu quả làm ấm cơ thể sau khi ăn.
Cách sử dụng ớt
Không chỉ là một loại thực vật gia vị vô cùng quen thuộc trong bếp ăn mà ớt còn có nhiều công hiệu tuyệt vời đối với sức khỏe. Với hàm lượng vitamin C phong phú nên ớt có tác dụng giảm ho, giải cảm một cách tự nhiên, ngoài ra còn giúp phòng ngừa ung thư và nhiều bệnh mãn tính khác.
Ớt còn thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng hoạt tính tế bào não, làm chậm quá trình lão hóa và hạn chế nguy cơ bị sỏi thận. Không những vậy, khi ớt kết hợp với tỏi và vitamin E còn được xem là thực phẩm bảo vệ sức khỏe rất tốt. Những món ăn phối hợp giữa nguyên liệu và gia vị một cách hợp lý còn cải thiện chức năng tim mạch, giảm bớt mỡ máu và tăng cường chức năng hệ tiêu hóa.
Một điểm cần lưu ý là không nên kết hợp ớt với cà rốt. Bởi vì trong cà rốt ngoài chứa nhiều Carotene mà còn có enzyme phân giải vitamin C, thế nên nếu sử dụng hai loại nguyên liệu này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng từ ớt, đồng thời cũng dễ xảy ra phản ứng sinh hóa không tốt cho sức khỏe của bạn.