Ăn nhiều thức ăn nhanh: Nhanh mắc bệnh

Trong những năm gần đây, thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam đã phát triển một cách nóng và nhanh chóng. Ngoài những tiện ích của thức ăn nhanh mang lại, thói quen ăn uống thức ăn nhanh hàng ngày cũng tiềm ẩn một số ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe.

Ăn nhiều thức ăn nhanh: Nhanh mắc bệnh

Ảnh hưởng xấu lên hệ thống chuyển hóa và tim mạch

Hầu hết thức ăn nhanh và thức uống có chứa nhiều carbohydrate nhưng lại ít chất xơ và nghèo chất dinh dưỡng. Hiệp hội Tim Mạch Hoa Kỳ đề nghị chỉ ăn 100-150 calo từ đường thêm vào mỗi ngày, tương đương 6-9 muỗng cà phê/ngày. Một lon soda 12 ounces có chứa 8 muỗng cà phê đường, tương đương 130 calo hoặc 39 gram đường. Chất béo chuyển hóa được tạo ra trong quá trình chế biến thực phẩm, thường được tìm thấy trong: bánh chiên; bánh ngọt; bánh pizza; bánh quy giòn.

Ăn thực phẩm có chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol LDL (cholesterol xấu), giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt) và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.

Cung cấp nhiều natri (muối)

Sự kết hợp của chất béo, đường và rất nhiều natri (muối) có thể làm thức ăn nhanh hấp dẫn hơn đối với người dùng. Nhưng chế độ ăn giàu natri có thể dẫn đến việc giữ nước, đó là lý do tại sao bạn có thể cảm thấy sưng húp một số vùng của cơ thể sau khi ăn thức ăn nhanh. Chế độ ăn giàu natri cũng nguy hiểm đối với những người có tình trạng tăng huyết áp. Natri có thể làm tăng huyết áp và gây căng thẳng lên tim và hệ thống tim mạch.

Theo một nghiên cứu, khoảng 90% người lớn không ước tính được lượng natri trong bữa ăn nhanh. Cuộc nghiên cứu khảo sát 993 người trưởng thành và phát hiện ra rằng những người tham gia nghiên cứu đoán lượng natri ăn vào thấp hơn 6 lần so với con số natri thực tế (1.292 miligam). Điều này có nghĩa là ước tính của natri đã giảm hơn 1.000mg. Trong khi khuyến cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, người lớn ăn không quá 2.300mg natri mỗi ngày. Một bữa ăn nhanh có thể đã cung cấp một lượng natri đủ cho nửa ngày của bạn.

Ăn nhiều thức ăn nhanh: Nhanh mắc bệnh

Thức ăn nhanh có chứa nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, nếu dùng thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim mạch.

Hệ thống hô hấp bị tác động nặng nề

Khối lượng dư thừa từ thức ăn nhanh có thể gây tăng cân. Điều này có thể dẫn đến chứng béo phì làm tăng nguy cơ mắc các chứng bệnh hô hấp, bao gồm hen suyễn và khó thở. Thừa cân và béo phì có thể gây áp lực lên tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể; điều đó có thể nhận thấy qua dấu hiệu khó thở khi đi bộ, leo cầu thang hoặc tập thể dục. Đối với trẻ em, nguy cơ các vấn đề hô hấp là đặc biệt rõ ràng. Một nghiên cứu nhận thấy rằng trẻ em ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần một tuần thường có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.

Ảnh hưởng xấu lên hệ thống thần kinh trung ương

Thức ăn nhanh có thể đáp ứng chống đói trong ngắn hạn, nhưng kết quả lâu dài lại ít tích cực. Những người ăn thức ăn nhanh và bánh ngọt chế biến có nguy cơ trầm cảm cao hơn 51% so với những người không ăn hoặc ăn rất ít những thực phẩm thức ăn nhanh và bánh ngọt chế biến.

Đe dọa đến khả năng sinh sản

Các thành phần trong thức ăn vặt và đồ ăn nhanh có thể có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Một nghiên cứu cho thấy thực phẩm chế biến sẵn chứa chất phthalates. Phthalates là các hóa chất có thể làm cản trở hoạt động của hormon trong cơ thể. Tiếp xúc với nồng độ cao của các hóa chất này có thể dẫn đến các vấn đề rối loạn sinh sản, bao gồm cả các dị tật bẩm sinh thai nhi.

Tác động tiêu cực lên hệ thống da, tóc, móng

Trước đây, thực phẩm sôcôla và dầu mỡ như bánh pizza đã bị đổ lỗi là nguyên nhân gây ra mụn trứng cá, nhưng đó chính là do carbohydrate. Các loại thực phẩm có nhiều carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu và là yếu tố dễ làm hình thành mụn trứng cá. Trẻ em và thanh thiếu niên ăn thức ăn nhanh ít nhất 3 lần một tuần cũng có xu hướng phát triển bệnh chàm bội nhiễm.

Ảnh hưởng xấu hệ xương khớp

Các carbohydrate và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến có thể làm tăng nồng độ axit trong miệng của bạn. Những axit này có thể phá vỡ men răng. Khi men răng biến mất, vi khuẩn có thể xâm nhập và sâu răng có thể phát triển. Béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng liên quan mật độ xương và khối cơ. Những người béo phì có nguy cơ cao bị ngã và gãy xương. Điều quan trọng là phải thường xuyên tập thể dục để xây dựng cơ bắp, hỗ trợ xương và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu mất xương.

Theo BS. Thanh Hoài/SK&ĐS

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.