Yêu tiếng đàn, nhịp phách, suốt nhiều năm qua, Nghệ nhân Ưu tú Trần Văn Đài và vợ là Nghệ nhân Ưu tú Dương Thị Xanh (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) miệt mài lưu giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của loại hình nghệ thuật ca trù truyền thống.
Chi hội Văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trực thuộc Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. Với nòng cốt 10 hội viên và đông đảo cộng tác viên, nghệ nhân, Chi hội đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa, đặc biệt là dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
Cứ mỗi độ xuân về, miền quê ca trù Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lại trở thành điểm hẹn thú vị đối với du khách. Sức hấp dẫn của những thể phách ca trù mượt mà, sâu lắng khiến du khách vấn vương, quyến luyến không rời...
“Chí nam nhi” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Công Trứ. Sự tài tình và biến hóa trong sử dụng ngôn ngữ góp phần tô đậm tính uyên bác, đài các nhưng bình dị, khiêm nhường của nghệ thuật ca trù cũng như khắc họa rất rõ tính cách tài hoa, phóng khoáng của ông.
Danh nhân Nguyễn Công Trứ (1778 - 1858) được xem là người đặt nền móng cho ca trù Cổ Đạm. Sau thời gian bị lãng quên, từ năm 1998, di sản văn hóa ca trù được phục hồi, nhiều thế hệ nghệ nhân, ca nương Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục giữ gìn và lan tỏa trong đời sống.
Bộ sưu tập Văn bản Hán Nôm (1689-1943) là khối tài liệu quý hiếm, độc đáo về việc tôn vinh, phong tặng, giao dịch của triều đình và cộng đồng với người làng Trường Lưu (nay thuộc xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) do công lao của họ trong quá trình hoạt động xã hội, văn hóa, giáo dục và là dạng tư liệu phổ biến ở các nước Đông Bắc Á thời quân chủ.
Thời gian qua, các câu lạc bộ (CLB) văn nghệ dân gian ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch đến với địa phương.
Cô bạn nhà văn đã thốt lên như thế khi theo tôi đến gặp những ca nương, kép đàn trên miền đất hát Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Đó là một buổi chiều mùa đông nắng đượm, tiếng hát vang lên trong từng khúc cầm phổ, dìu dặt, khoan thai rồi đổ dồn, níu kéo, da diết… như tiếng gọi từ quá vãng vàng son của ca trù…
Tham gia chuyến khảo sát không gian văn hóa di sản do Quỹ Bảo tồn và phát huy giá trị Truyện Kiều và Nguyễn Du tổ chức, các nhà nghiên cứu cho rằng, Hà Tĩnh giàu tiềm năng di sản văn hóa, cần “đánh thức”, khai thác phát triển du lịch trong tương lai.
Mặc dù đến với ca trù hơi muộn nhưng nghệ nhân Nguyễn Thị Hương (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại gắn bó với ca trù bền sâu. Hiện nay, cùng với biểu diễn, bà rất tích cực trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa độc đáo của miền đất hát Nghi Xuân.
Với kho tàng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đa dạng, phong phú, nhiều năm qua, các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân đã nỗ lực không ngừng bảo tồn, phát huy vốn quý của cha ông. Cùng với nhiều chính sách của tỉnh, di sản văn hóa Hà Tĩnh ngày càng có sức sống mãnh liệt trong đời sống đương đại.
Nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã khơi dậy và lan tỏa mạnh mẽ phong trào hát dân ca ví giặm, ca trù trong giới trẻ, để tiếng hát của ông cha mãi ngân vang.
Năm mới “gõ cửa” Nghi Xuân (Hà Tĩnh) với những khát vọng và quyết tâm của chính quyền, Nhân dân nơi đây trong việc giữ gìn, khơi dậy những giá trị văn hóa của cha ông.
Theo Quyết định số 37/QĐ-UBND ngày 7/1/2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, số tiền này chi hỗ trợ cho các hoạt động trong năm 2021 của các CLB dân ca ví, giặm, ca trù, trò Kiều, các nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú và công tác bảo tồn Truyện Kiều, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Mộc bản Trường học Phúc Giang.
Ứng biến với tình hình dịch bệnh COVID-19, năm nay, Hội diễn Đàn và hát dân ca 3 miền toàn quốc không biểu diễn trực tiếp, thay vào đó, các đơn vị tự ghi âm, ghi hình chương trình dự thi và gửi về ban tổ chức qua đường bưu điện.
Thành công của Liên hoan Ca trù huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) lần thứ 3 đang được lan tỏa sâu rộng, tạo môi trường nuôi dưỡng và phát triển ca trù trong đời sống Nhân dân.
Sau hơn 1 ngày diễn ra sôi nổi, tối 5/12, tại Nhà văn hoá xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân lần thứ 3 năm 2021 đã tổng kết, bế mạc và trao giải.
Sáng nay (5/12), Liên hoan ca trù huyện Nghi Xuân chính thức khai mạc tại Nhà văn hoá xã Cổ Đạm, với sự tham gia của 37 thí sinh (từ 8 – 62 tuổi) trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Nhằm giới thiệu những nét đặc sắc của nghệ thuật dân gian Hà Tĩnh, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh đã dàn dựng chương trình 35 phút với 3 tiết mục dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và 1 tiết mục ca trù để gửi đến Hội thi Đàn, hát dân ca 3 miền toàn quốc năm 2021.
Sở hữu nhiều di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc mang tầm quốc gia và nhân loại như: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh, ca trù, trò Kiều…, những năm qua, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn. Tuy nhiên, vẫn còn đó những trăn trở, vướng mắc cần sớm được giải quyết.
Trước khi ca trù, ví, giặm được UNESCO vinh danh, phong trào truyền dạy và diễn xướng các loại hình văn nghệ dân gian đã âm thầm “chảy” trong đời sống của người dân huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về ca trù nên cụ Hà Thị Lý - trú tại thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) là “kho tư liệu sống” để các thế hệ nghệ nhân ca trù ở địa phương tìm đến.
Nghi Xuân vốn được coi là “miền đất hát” của Hà Tĩnh. Trên lộ trình xây dựng huyện nông thôn mới kiểu mẫu, việc lưu giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là nhiệm vụ trọng tâm mà chính quyền và Nhân dân nơi đây đặc biệt chú trọng.
Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Tĩnh đã được chú trọng với những kết quả đáng mừng trong nhiệm kỳ 2015-2020. Đây cũng chính là nhiệm vụ xuyên suốt nhiều năm qua và là cơ sở để xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Tĩnh trong giai đoạn mới.
Trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, Nghi Xuân - Hà Tĩnh nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Miền quê sơn thủy hữu tình nằm bên bờ Nam sông Lam êm đềm và bình dị nhưng lại sinh ra làng khoa bảng Tiên Điền, những tên tuổi trứ danh và những câu hát dân ca cùng nghệ thuật diễn xướng dân gian đặc sắc.
17 tuổi, Nguyễn Thị Thu Hà (thôn 4, xã Xuân Hồng, Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đã sở hữu nhiều giải thưởng về loại hình âm nhạc ca trù. Với Thu Hà, thành công đó ngoài niềm đam mê, năng khiếu thiên bẩm còn là quá trình khổ luyện kéo dài nhiều năm.
Trường THCS Sông Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vừa tổ chức chương trình hoạt động ngoại khóa với chủ đề trên nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, khơi nguồn hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân cho học sinh.