Cam mất mùa, dân Cẩm Yên buồn không màng Tết

(Baohatinh.vn) - Trong khi những người gieo hạt đang phấn khởi khi nhìn thấy sự đơm hoa kết trái, nguồn thu nhập từ thành quả lao động trong mỗi phiên chợ tết thì những người trồng cam ở xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại lặng lẽ một nỗi buồn bởi cam tết mất mùa...

Con đường vào thôn Yên Thành vắng ngắt, buồn tênh trong mưa phùn, gió bấc. Khác với không khí tấp nập mọi năm, nhịp sống ở thôn trồng cam cũng lặng lẽ hơn khi thiếu bóng dáng thương lái dập dìu vào mua cam để kịp những phiên chợ tết. Được biết, từ lâu, cây cam chanh ở Cẩm Yên đã có chỗ đứng trong lòng khách hàng gần xa bởi chất lượng, hương vị đặc trưng.

cam mat mua dan cam yen buon khong mang tet

Vườn cam nhà ông Nguyễn Thế Lợi thất thu do bị rụng quả

Sản phẩm cam Cẩm Yên không nhiều nhưng lại nổi trội về chất lượng, đó là vị ngọt đậm đà với hương thơm đặc trưng, tép vàng, mọng nước, màu quả đẹp. Điều quan trọng nữa là cam luôn chín vào dịp tết nên đây là nguồn thu nhập khá của người dân. Thế nhưng, năm nay, cam mất mùa, không khí tết không còn rộn ràng như trước.

Lặng nhìn vườn cam mênh mông với 200 gốc chỉ toàn lá xanh, ông Hoàng Văn Đạt không giấu được nỗi buồn: “Mỗi năm, dịp này, chúng tôi vui lắm. Bởi đó là mùa trông chờ nhất của những người trồng cam Cẩm Yên. Thương lái và cả những người tiêu dùng tìm về tận vườn, giá cam có lúc lên tới 100 ngàn đồng/kg. Năm trước, vườn cam của tôi cho thu hoạch gần trăm triệu đồng. Nhưng năm nay mất mùa, chất lượng không được tốt, màu sắc không đẹp nên thu nhập chỉ còn khoảng vài chục triệu mà thôi”.

Nỗi buồn của ông Đạt cũng là nỗi niềm chung của hàng chục hộ trồng cam có quy mô lớn ở Cẩm Yên. Những trận mưa kéo dài, lũ lụt khiến cây cam ngập úng, rụng quả, nhiều cây bị chết. Ông Nguyễn Văn Quý cho biết: “Chúng tôi nhìn vào 100 gốc cam trong vườn với hy vọng có thêm nguồn thu để mua một số vật dụng gia đình và đón tết. Thế nhưng, năm nay, niềm hy vọng ấy trôi theo lũ lụt, bởi sau khi nắng lên, cam thi nhau rụng quả, ước tính mất khoảng 50% sản lượng. Cả vườn chỉ sót lại vài chục cây nhưng sản lượng cũng không đáng kể. Gắng bòn mót cũng chỉ được vài chục triệu đồng”.

cam mat mua dan cam yen buon khong mang tet

Vườn cam nhà ông Nguyễn Văn Quý còn sót lại những quả cam hiếm hoi...

Nhà bên cạnh - hộ ông Nguyễn Thế Lợi cũng đang rầu rĩ khi vườn cam 65 gốc bị rụng gần hết. Ông cho biết: “Tất cả mọi khoản tiêu tết đều nhìn vào cam, thế nhưng, năm nay mất mùa, gắng lắm cũng chỉ được trên chục triệu đồng. Không khí tết cũng chẳng còn rộn ràng như trước. Gia đình tôi còn đỡ, chứ mất nhiều nhất là gia đình ông Hoàng Văn Mại - hơn 400 gốc cam hầu như mất trắng, nhiều cây ngập úng bị chết, thật xót xa”.

Với người trồng cam là nỗi buồn khi mất mùa thu hoạch. Còn với chính quyền địa phương là cả nỗi lo khi loại cây đặc sản làm nên thương hiệu của vùng đất sẽ bị mai một.

Phó Chủ tịch UBND xã Trần Trung Phong cho biết: “Trước đây, Cẩm Yên có rất nhiều hộ trồng cam, nhưng nay, quy mô từ 50 gốc trở lên chỉ còn khoảng 20 hộ. Còn lại, các gia đình khác do cam lão hóa, đất trũng nên đã chuyển sang trồng các loại cây khác, chỉ để lại dăm ba cây cho con cháu ăn mà thôi. Để phát triển giống cam Cẩm Yên, cách đây 2 năm, xã đã quy hoạch vùng trồng cam có quy mô 20 ha. Cùng với đó, Quyết định 42 của xã về việc hỗ trợ 5 triệu đồng mỗi hộ nếu trồng từ 50 gốc trở lên cũng chưa thể trở thành cú hích cho bà con trong việc phát triển loại cây ăn quả này”.

Hơn 2 năm trôi qua, vùng đất 20 ha quy hoạch để trồng cam vẫn chưa có duyên với loại cây này. Bởi theo người dân, đây là vùng trũng, hệ thống thoát lũ từ Cẩm Yên đi sang Thạch Hội, Thạch Thắng (Thạch Hà) kém nên tình trạng rụng quả là điều không tránh khỏi. Đề án phát triển cây cam chưa thể thực hiện.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.