Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

(Baohatinh.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tiến Hưng đề nghị phải xác định nguồn lực cho từng chính sách một và tổng thể đề án phục hồi sản xuất kinh doanh dựa trên cân đối tài chính để thực hiện.

Chiều 19/5, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Dự thảo đề án Phục hồi sản xuất kinh doanh thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 vào.

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp. Cùng dự có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh, Đặng Ngọc Sơn, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

7 nhóm giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh

Tại cuộc họp, các đại biểu được nghe khái quát các nội dung chính của dự thảo đề án. Theo đó, phạm vi của đề án là phục hồi sản xuất và phát triển kinh tế ngắn hạn (trong năm 2020) và dài hạn (giai đoạn 2020 - 2025 và các năm tiếp theo).

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Giám đốc Sở KH&CN Đỗ Khoa Văn: Chính sách ban hành nhưng việc quan trọng là thủ tục phải nhanh chóng để chính sách được hấp thụ.

Có 3 nhóm đối tượng được xem xét trong đề án là: doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế; doanh nghiệp đang thu hút đầu tư; đầu tư công.

Dự thảo đề án phân tích rõ 8 nhóm lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; tình hình thực hiện các chính sách, giải pháp hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh để đưa ra 7 nhóm giải pháp cụ thể.

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Giám đốc Sở TT&TT Nguyễn Công Thành tham gia các ý kiến về vấn đề tuyên truyền đề án.

Các giải pháp được đưa ra gồm: Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy SXKD; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút nguồn lực phát triển; tiếp tục rà soát, cập nhập, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch có liên quan để phục vụ cho công tác quản lý, kêu gọi và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư công; rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất các cơ chế, chính sách; giải pháp về phía doanh nghiệp; giải pháp về lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và hệ thống chính trị các cấp.

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Giám đốc Sở Tài chính Hà Văn Trọng: Hơn ai hết doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh; cần thiên về hỗ trợ lãi suất để khôi phục và phát triển...

Đặc biệt, trên cơ sở rà soát, đánh giá hệ thống chính sách liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, dự thảo đề án điều chỉnh, bổ sung và xây dựng mới một số chính sách cấp thiết; các chính sách chiến lược, lâu dài sẽ trình vào kỳ họp cuối năm.

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Quan trọng là giải ngân vốn đầu tư, rà soát những vướng mắc của tất cả dự án đầu tư để xử lý. Chính sách về hỗ trợ lợn nái cần hướng đến đối tượng là các hộ dân, trang trại đã có cơ sở vật chất, không có điều kiện tái đàn.

Theo đó, có 2 chính sách mới được xây dựng theo dự thảo đề án có tính đặc thù, thực sự cấp thiết, thúc đẩy phát triển SXKD trong 6 tháng cuối năm 2020 gồm: chính sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu; chính sách hỗ trợ kinh phí mua lợn nái hậu bị để tái đàn, tăng đàn, phục hồi chăn nuôi lợn trong năm 2020.

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Cần có những giải pháp tập trung sâu cho phát triển du lịch...

Thảo luận tại cuộc họp, các đại biểu góp ý, bổ sung thêm một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khôi phục phát triển sản xuất. Một số ý kiến cho rằng, việc ban hành chính sách là cần thiết nhưng điều quan trọng là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng doanh nghiệp để phát triển.

Làm rõ việc bổ sung, sửa đổi các chính sách

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng đánh giá cao sự chuẩn bị công phu, kịp thời của ban soạn thảo dự thảo đề án. Đồng thời, đề nghị tiếp thu tối đa các ý kiến của đại biểu về các vấn đề trọng tâm như: các giải pháp, chính sách…

Cân đối nguồn lực để thực hiện đề án phục hồi sản xuất, kinh doanh

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tiến Hưng: Phải xác định nguồn lực cho từng chính sách một và tổng thể đề án trên cơ sở dựa trên cân đối tài chính để thực hiện.

Trong đó, cần tách bạch rõ tình hình thực hiện chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 của Chính phủ và của tỉnh; đánh giá tình hình bố trí nguồn lực cho các khu, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, từ đó điều chính chính sách hỗ trợ, đầu tư hạ tầng để kêu gọi các doanh nghiệp vào đầu tư.

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị đánh giá, làm rõ việc bổ sung, sửa đổi các chính sách; phần đầu tư công cần cụ thể hơn để xây dựng giải pháp; đưa ra các vướng mắc để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc xử lý; nghiên cứu một số chính sách có nhất thiết phải điều chỉnh, bổ sung…

Đặc biệt, Chủ tịch UBDN tỉnh cũng đề nghị bổ sung phần nguồn lực vào đề án; phải xác định nguồn lực cho từng chính sách một và tổng thể đề án trên cơ sở dựa vào cân đối tài chính để thực hiện.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm

Giá xăng, dầu cùng giảm 250-390 đồng một lít, kg từ 15h, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.