Danh nhân nào quê Hà Tĩnh được xem là “người xây nền” cho ngành Ngân hàng Việt Nam?
Giải thích
Đồng chí Lê Viết Lượng sinh năm 1900, quê ở làng Cải Lương, tổng Phù Lưu, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh (nay là thôn Bắc Kinh, xã Ích Hậu, huyện Lộc Hà). Theo Tạp chí Cộng sản, ngay từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, đồng chí Lê Viết Lượng - khi đó là một thầy giáo trẻ - đã tích cực tham gia hoạt động cách mạng, được cử giữ chức Bí thư Huyện ủy Hương Khê (Hà Tĩnh). Sau Cách mạng Tháng Tám, đồng chí Lê Viết Lượng giữ chức Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh Nghệ An, đại biểu quốc hội khóa I, II. Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí làm Ủy viên, rồi Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến liên khu IV gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên. Năm 1951, khi Ngân hàng Quốc gia được thành lập, đồng chí được cử làm Phó Tổng Giám đốc và đến năm 1952, đồng chí được đề bạt làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia thay đồng chí Nguyễn Lương Bằng. Đối với ngành ngân hàng, nguyên Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam Lê Viết Lượng là người đã kiến tạo, tổ chức và đặt nền móng vững chắc cho ngành ngân hàng từ những ngày đầu thành lập, là nền tảng cho sự phát triển của ngành ngân hàng hiện nay. Ông là Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh nào?
Giải thích
Theo Báo Thừa Thiên Huế, vào đầu tháng 4/1930, hai tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng tỉnh Thừa Thiên và Đông Dương Cộng sản Liên đoàn tỉnh Thừa Thiên được thống nhất thành Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Thừa Thiên. Đồng chí Lê Viết Lượng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên. Ngày 20/4/1930, đồng chí Lê Viết Lượng, Xứ ủy viên dự khuyết Trung Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên được Phân cục Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kỳ phái ra Quảng Trị để chỉ đạo và chứng kiến việc thành lập Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên, ngày 24/4/1930, truyền đơn, biểu ngữ xuất hiện nhiều nơi ở Huế và vùng lân cận với nội dung kêu gọi các tầng lớp công nhân, nông dân, lao động thủ công đến thanh niên, học sinh, tiểu thương, binh lính… tham gia đấu tranh đòi giảm thuế, tăng lương, mỗi ngày làm việc 8 giờ; đoàn kết tạo thành một khối chống đế quốc, chống chiến tranh. Cùng năm này, ông bị thực dân Pháp bắt giam và kết án tù khổ sai chung thân. Ông bị giam giữ trong suốt 15 năm (1930-1945), trải qua 3 nhà tù gồm Lao Bảo, Kon Tum và Buôn Mê Thuột. Được trả tự do vào năm 1945, giữa lúc cả nước sục sôi chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền, ông Lê Viết Lượng tiếp tục sôi nổi hoạt động cách mạng. Ông đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam trong bao nhiêu năm?
Giải thích
Đồng chí Lê Viết Lượng đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam từ tháng 5/1952 đến 7/1964 . Nhắc đến tầm nhìn chiến lược của nguyên Tổng Giám đốc Lê Viết Lượng phải kể đến chủ trương “cải tiến công tác ngân hàng” thông qua việc tách tổ chức ngân hàng ở các tỉnh và thành phố lớn, hình thành “chi nhánh trung tâm” với nhiệm vụ quản lý, đề ra các chủ trương, biện pháp và “chi nhánh nghiệp vụ” trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng với khách hàng, là tiền thân của mô hình ngân hàng hai cấp sau này. Bên cạnh đó, đồng chí đã hoạch định chương trình hành động ở tầm vĩ mô cho ngành ngân hàng. Đó là trước hết phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ ngân hàng các cấp, coi đây là yếu tố hàng đầu để vận hành có hiệu quả hệ thống bộ máy ngân hàng đang còn rất mới mẻ thời đó. Nhờ đó, các cơ sở đào tạo, các khóa đào tạo cán bộ cho ngành ngân hàng được thành lập và triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Nhiều lứa cán bộ ngành ngân hàng đã được đào tạo, phát triển về phẩm chất chuyên môn lẫn đạo đức, đóp góp vào công cuộc phát triển của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Ông là người có công lớn trong việc thành lập ngôi trường nào?
Giải thích
Theo tài liệu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong những năm cuối thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, hệ thống ngân hàng nước ta đã được mở rộng ở tất cả các tỉnh, huyện, hải đảo trên toàn miền Bắc, nhu cầu cán bộ ngân hàng vì thế ngày càng tăng cao. Điều này đặt ra vấn đề là phải có một cơ sở đào tạo ổn định và lâu dài. Ngoài ra, để thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), hoạt động ngân hàng đòi hỏi phải có những nỗ lực rất lớn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng, tiền mặt, thanh toán, kể cả quan hệ tín dụng thanh toán quốc tế. Với những lý do cơ bản này, Ban Lãnh đạo Ngân hàng Quốc gia, đứng đầu là Tổng Giám đốc Lê Viết Lượng đã trực tiếp xin Nhà nước cấp một khu đất với diện tích trên 5,7 ha và xây dựng trường với quy mô đủ lớn tại Chùa Bộc, quận Đống Đa, Hà Nội. Tại văn bản số 3072/VG ngày 13/9/1961, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý và cho phép thành lập Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng, trực thuộc Ngân hàng Quốc gia. Hình thức đào tạo gồm sơ cấp, trung cấp, đại học tại chức, cao cấp nghiệp vụ tập trung. Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng là ông Dương Văn Lan. Trường Cao cấp nghiệp vụ ngân hàng (tiền thân của Học viện Ngân hàng ngày nay) được thành lập, đánh dấu cột mốc quan trọng về sự hình thành của một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Ông đã chỉ đạo thành lập tờ báo nào?
Giải thích
Một năm sau khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập, đồng chí Lê Viết Lượng đã chỉ đạo thành lập Tập san Ngân hàng (tiền thân của Tạp chí Ngân hàng ngày nay) nhằm phổ biến những thông tin cần thiết về lĩnh vực ngân hàng cho cán bộ trong ngành. Tháng 9/1952, số Tập san Ngân hàng đầu tiên chính thức được phát hành. Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hệ thống báo chí ngân hàng. Lần đầu tiên, ngành Ngân hàng Việt Nam có một công cụ tuyên truyền, giới thiệu các chính sách của Đảng và Nhà nước về hoạt động ngân hàng; chuyển tải các vấn đề lí luận và nghiệp vụ ngân hàng; phản ánh các hoạt động và cổ vũ phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành đến đông đảo cán bộ, bạn đọc trong và ngoài ngành. Năm 1964, đồng chí Lê Viết Lượng được Trung ương điều động sang làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 1975. Ông mất năm 1985. Ghi nhận và tôn vinh những công lao to lớn của nhà cách mạng lão thành, người "kiến trúc sư trưởng" của ngành Ngân hàng - tiền tệ, tên của đồng chí Lê Viết Lượng đã được đặt cho các con đường ở TP Huế, TP Vinh, Kon Tum và một vài nơi khác. Trong khuôn viên Học viện Ngân hàng ở Hà Nội có bức tượng bán thân Lê Viết Lượng được tạc dựng năm 2001, là công trình ghi nhớ vị Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (nay là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) có nhiều đóng góp thiết yếu vào buổi đầu ngành tiền tệ Việt Nam.Giải thích
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm