Bút hiệu của danh họa Nguyễn Phan Chánh là gì?
Giải thích
Danh họa Nguyễn Phan Chánh sinh ngày 21/7/1892, tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà (nay là phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh). Ông lấy bút hiệu là Hồng Nam như một sự gợi nhắc đến quê hương ở phía Nam núi Hồng Lĩnh. Nguyễn Phan Chánh được xem là người đặt nền tảng cho tranh lụa Việt Nam hiện đại, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của nền Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX. Danh họa Nguyễn Phan Chánh từng theo học trường mỹ thuật nào?
Giải thích
Năm 1925, khi Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương chiêu sinh khoá đầu tiên, Nguyễn Phan Chánh là người duy nhất thuộc dải đất miền Trung đỗ vào khoá 1 (1925 - 1930). Cùng vào học với Nguyễn Phan Chánh năm đó còn có Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Công Văn Trung, George Khánh… sau này đều là những tên tuổi tài danh trong làng hội họa, điêu khắc Việt Nam. Năm 1928, Nguyễn Phan Chánh bắt đầu sáng tác các tranh sơn dầu: “Mẹ bầy cho con đan len”, “Hai vợ chồng người nông dân trục lúa”. Cũng năm này ông bắt đầu học vẽ trên lụa và đã thành công. Khi đang theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Phan Chánh tham gia cuộc thi sáng tác mẫu tem do Sở Bưu điện Đông Dương tổ chức. Ông nhận được giải thưởng 90 đồng (tiền Đông Dương) với con tem có tên "Ruộng lúa". Đây là tem thư đầu tiên do một họa sĩ Việt Nam sáng tác và in tại Paris (Pháp), phát hành năm 1928. Ông tốt nghiệp Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương năm 1930. Năm 1931, Nguyễn Phan Chánh sáng tác tranh lụa “Chơi ô ăn quan” cùng một số họa phẩm khác như “Rửa rau cầu ao”, “Em bé cho chim ăn”, “Lên đồng”… Tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh lần đầu tiên được giới thiệu ở Pháp vào năm nào?
Giải thích
Năm 1931, tại triển lãm ở Thủ đô Paris (Pháp), một số tranh lụa của Nguyễn Phan Chánh đã được ông Victor Tardieu - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương mang ra giới thiệu. Lần đầu tiên công chúng Pháp biết đến tranh lụa Việt Nam là qua bút pháp của Nguyễn Phan Chánh. Sau cuộc triển lãm ở Paris, hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh được coi là người đặt nền tảng cho tranh lụa hiện đại Việt Nam. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Phan Chánh là Ủy viên Thường vụ Hội Văn hóa cứu quốc của tỉnh. Năm 1955, ông trở ra Hà Nội, làm giảng viên Đại học Mỹ thuật và Đại học Kiến trúc trong vài năm. Năm 1957, ông được bầu vào Ban Chấp hành Hội Mỹ thuật Việt Nam khoá I. Năm 1962, ông là đại biểu Đại hội Liên hoan Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ III. Năm 1964, Nguyễn Phan Chánh là đại biểu Quốc hội khoá III nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức tranh nào của danh họa Nguyễn Phan Chánh lập kỷ lục đấu giá đến nay?
Giải thích
Suốt cuộc đời làm nghệ thuật, danh họa Nguyễn Phan Chánh đã để lại một sự nghiệp đồ sộ với số lượng ước khoảng trên 170 tác phẩm. Danh họa cũng tổ chức 4 cuộc triển lãm cá nhân và tham gia nhiều triển lãm trong nước và quốc tế. Hầu hết các tác phẩm của ông đều được lấy cảm hứng từ đời sống người dân nông thôn, thấm đẫm hồn quê, chân phương và bình dị. Có một điểm đặc biệt nữa ở trong tranh của danh họa Nguyễn Phan Chánh đó chính là yếu tố thư pháp. Chính yếu tố về thư pháp đã làm cho tranh của ông rất khó làm giả. Danh họa Nguyễn Phan Chánh sở hữu nhiều tác phẩm lập kỷ lục đấu giá, vào top tranh Việt đắt giá nhất mọi thời đại. Trong đó, bức tranh lụa "Những cô thợ may" (Les Couturières) được gõ búa 1,39 triệu USD trên sàn đấu giá Christie’s vào tháng 12/2020 là bức tranh đắt giá nhất tính đến hiện tại. Một tác phẩm khác của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh cũng đạt mốc triệu USD trên sàn đấu giá là bức “Người hát dân ca”, được bán với giá 1,09 triệu USD tại phiên đấu giá của Sotheby’s vào tháng 6/2024. Ngoài ra, tại phiên đấu giá của Christie’s Hong Kong vào tháng 5/2021, bức “Thợ nhuộm” của danh họa Nguyễn Phan Chánh đã đạt mức giá 563.000 USD. Tác phẩm “Em bé cho chim ăn” của Nguyễn Phan Chánh cũng được bán với giá 853.921 USD tại phiên đấu giá của nhà Christie’s Hong Kong vào tháng 5/2018… Khu lưu niệm Nguyễn Phan Chánh được xếp hạng Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào năm nào?
Giải thích
Danh họa Nguyễn Phan Chánh mất ngày 22/11/1984, được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ông được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất và hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhất. Với những đóng góp to lớn và mang tính tiên phong trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, năm 1996, Danh họa Nguyễn Phan Chánh đã vinh dự được Đảng và Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật. Khu lưu niệm Nguyễn Phan Chánh nằm trên con đường mang tên ông bên dòng sông Cụt ở phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Khu lưu niệm tọa lạc trên mảnh đất của chính gia đình danh họa - nơi trước đây được gọi bằng cái tên “Đào Mai Trang”. Khu lưu niệm là ngôi nhà ngói ba gian với gian giữa là bàn thờ danh họa Nguyễn Phan Chánh có bức tượng bán thân của ông. Hai phòng bên trưng bày những kỷ vật, hình ảnh về cuộc đời và ảnh chụp những tác phẩm nổi tiếng của cây cọ tài danh. Khu lưu niệm được xếp hạng là Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào năm 2005.Giải thích
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
Điểm