Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang bước vào mùa nắng nóng và dự kiến sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong thời gian tới, dẫn tới nguy cơ cao xảy ra các vụ cháy rừng nên các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần chủ động trước mọi tình huống.

Chiều nay (19/5), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đi kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) năm 2021 tại huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh.

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Hà Tĩnh có gần 360.000 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, trong đó huyện Kỳ Anh có gần 51.000 ha và TX Kỳ Anh là gần 12.000 ha. Toàn tỉnh có gần 12.000 ha rừng dễ cháy, phân bố ở 12 địa phương, chủ yếu là thông, keo tràm, rừng tự nhiên nghèo kiệt. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra công tác PCCCR ở khu vực rừng thuộc quản lý của BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh tại xã Kỳ Trung, huyện Kỳ Anh).

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Trong năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 51 điểm phát lửa, trong đó có 14 điểm/8 huyện gây cháy rừng với diện tích rừng bị cháy không có khả năng phục hồi 59,7 ha. (Trong ảnh: Để PCCCR, các chủ rừng đã thực hiện việc phát dọn thực bì từ trước khi bước vào mùa nắng nóng).

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Xác định công tác PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nên ngay từ khi bắt đầu vào mùa nắng nóng, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh phối hợp với các đơn vị, địa phương, chủ rừng xây dựng phương án ứng phó cụ thể, phù hợp với từng địa bàn, từng vị trí. (Trong ảnh: Biển cảnh báo và đường băng cản lửa được chủ rừng là BQL rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh thực hiện nghiêm túc).

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Bên cạnh việc chủ động xây dựng các công trình PCCCR, hệ thống đường cơ động chữa cháy, các lực lượng chức năng cũng tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào công tác PCCCR như lắp camera giám sát người ra vào rừng hay các khu vực dễ phát lửa. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra việc giám sát rừng từ flycam mà lực lượng kiểm lâm vừa trang bị).

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Các ngành chức năng, địa phương và chủ rừng cũng tăng cường kiểm tra, kiểm soát người ra vào các khu vực rừng dễ xảy bắt lửa, nhất là thời điểm trước, trong và sau ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp sắp tới. (Trong ảnh: Tại TX Kỳ Anh có một số điểm thường xảy ra cháy rừng vào mùa nắng nóng, trong đó có khu vực rừng ngay gần Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, xã Kỳ Lợi).

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Qua kiểm tra thực tế công tác PCCCR ở huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị khá kỹ càng, cụ thể các phương án PCCCR của 2 địa phương.

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh, hiện nay, Hà Tĩnh đang bước vào mùa nắng nóng và dự kiến sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài trong thời gian tới, dẫn tới nguy cơ cao xảy ra các vụ cháy rừng nên các địa phương, đơn vị, chủ rừng cần phải chủ động trước mọi tình huống.

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu lực lượng kiểm lâm tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện phương án PCCCR của từng địa phương, từng chủ rừng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tới từng hộ dân, nhất là những gia đình sống ở gần các khu rừng; yêu cầu học sinh ký cam kết dưới sự chứng kiến của nhà trường, gia đình về chấp hành tốt việc bảo vệ rừng, PCCCR.

Chủ động phương án phòng ngừa, quản lý chặt người ra vào rừng lúc cao điểm nắng nóng

Trong thời điểm nắng nóng, cần quản lý chặt người ra vào rừng. Nghiêm cấm chủ rừng, người dân địa phương tự ý xử lý thực bì bằng lửa, đốt ong... Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.