Chuyên gia mách cách rửa rau an toàn, loại bỏ chất bẩn

An toàn thực phẩm hiện nay đang là vấn đề khiến toàn xã hội lo lắng, đặc biệt đối với những người nội trợ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rau an toàn hay không một phần do chính người nội trợ, dựa vào sự chu đáo, cẩn thận của người nội trợ chứ không phải chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào người sản xuất. Bởi nếu làm tốt quy trình rửa thì sẽ đảm bảo rau được loại bỏ sạch các chất bẩn, hàm lượng chất độc có tính hóa học còn rất ít trong rau.

Chuyên gia mách cách rửa rau an toàn, loại bỏ chất bẩn

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm (Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho biết: Khái niệm rau sạch được hiểu theo 2 ý, thứ nhất sạch về mặt sinh học, thứ hai đảm bảo độ sạch về mặt hóa học.

Về mặt sinh học (rau có thể nhiễm vi khuẩn, nhiễm ký sinh trùng,...) thì không đáng ngại chẳng hạn nếu rau lẫn trứng giun, trứng sán, vi khuẩn, ... cho vào nấu ở nhiệt độ cao thì vi khuẩn sẽ chết. Đồng thời, trong quá trình rửa thì sẽ loại bỏ được các loại vi khuẩn, tuy nhiên vấn đề là nguồn nước để rửa rau có sạch hay không bởi thực tế ngay chính nguồn nước người dân đang sử dụng ở nhiều nơi chưa thật sự sạch. Về mặt sinh học dùng nước sạch để rửa thì rau sẽ sạch, còn đối với các loại rau ăn sống thì phải chú ý dùng chất diệt khuẩn.

Về mặt hóa học, có 2 loại: nhiễm hóa học bề mặt và nhiễm hóa học bên trong. Nhiễm hóa học bề mặt bám bên ngoài rau như vừa phun thuốc xong rau được mang đi bán do đó thuốc bảo vệ thực phẩm bám bên ngoài rau.

Đa số hóa chất bảo vệ thực vật phun trên rau là nằm bên ngoài, chỉ có phần đi từ rễ thì nằm bên trong. Ví dụ đất ở nơi trồng rau bị nhiễm hóa chất, nhiễm thuốc nhuộm, nhiễm chì, thủy ngân,... trong trường hợp này các chất chui qua rễ nằm ở bên trong do đó đối với loại rau nhiễm các chất này rửa khó sạch. Trong trường hợp này người trồng rau phải chịu trách nhiệm rau được trồng ở vùng đất nào, có sạch hay không.

Theo PGS Thịnh, hiện nay, người dân thường lo sợ nhiều nhất về chuyện rau bị phun hóa chất bảo vệ thực vật tuy nhiên việc hóa chất bên ngoài rau thì tương đối dễ xử lý bởi khi ngâm rau vào nước sẽ làm hàm lượng các hóa chất bên ngoài tan ra, vi sinh vật bám trên rau sẽ trôi đi. Như vậy, rửa sạch vừa làm trôi chất bẩn, vừa sạch chất hòa tan.

“Rau phải rửa trong chậu ở trạng thái nước tĩnh để hòa tan các chất bẩn, ngâm rau trong nước và rửa tối thiểu 3 nước, cuối cùng rửa rau trong vòi nước động, lúc này sẽ giảm được các chất bẩn đến mức tối thiểu. Nếu làm tốt quy trình rửa thì sẽ đảm bảo rau được loại bỏ sạch các chất bẩn, hàm lượng chất độc có tính hóa học còn rất ít trong rau.

Trách nhiệm đó thuộc về người nội trợ, do đó, an toàn hay không do chính người nội trợ, dựa vào sự chu đáo, cẩn thận của người nội trợ chứ không phải chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào người sản xuất”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

Theo Lao động Thủ đô

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.