Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

(Baohatinh.vn) - Thời tiết khắc nghiệt, thảm thực vật dày khiến vụ cháy rừng ở Nghi Xuân ngày càng diễn biến phức tạp. Hơn 24 giờ qua, không chỉ những người lính cứu hỏa, hàng nghìn chiến sỹ bộ đội, công an, cán bộ đến người nông dân, thậm chí là các em nhỏ cũng căng mình, gồng sức dập lửa, cứu rừng.

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Hàng nghìn người nỗ lực tham gia dập lửa, phát quang đường băng cản lửa...

Có tận mắt chứng kiến lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ, PCCC và người dân… giáp mặt, gồng mình với ngọn lửa rừng rực, bỏng rát, chúng tôi mới hiểu hết được những nguy hiểm và cực nhọc nơi đây. Khói, bụi, gió lào bỏng rát, vết bỏng hay trầy xước... dường như không thể cản được bước chân và quyết tâm ngăn lửa, cứu rừng của những con người quả cảm.

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Khói, bụi, gió lào bỏng rát, vết bỏng hay trầy xước dường như không thể cản được bước chân và quyết tâm ngăn lửa, cứu rừng...

Trung tá Nguyễn Văn Lộc - Phó trưởng Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN (Công an tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: Nhận được lệnh từ cấp trên, tôi cùng hơn 60 chiến sỹ khẩn cấp di chuyển về khu vực cháy, 10 xe chữa cháy và 4 máy bơm công suất lớn. Khoảng 3 giờ chiều ngày 28/6, anh em đã tiếp cận được với hiện trường, sau khi cơ bản khống chế đám cháy, chúng tôi vẫn duy trì quân số, túc trực tại hiện trường. Đến 3 giờ sáng ngày 29/6, khi ngọn lửa bùng cháy trở lại, anh em lại khẩn trương triển khai ngay các phương án chữa cháy.

"Hơn 1 ngày đêm qua, dù vất vả, anh em vẫn giữ vững được bản lĩnh, thể lực và nắm rõ chiến thuật nên mọi công việc và mệnh lệnh được giao đều tổ chức thực hiện nghiêm, đạt kết quả tốt. Đêm nay, anh em vẫn phải tiếp tục trực xuyên đêm phòng khi lửa bùng trở lại, lan sang khu dân cư” - Trung tá Nguyễn Văn Lộc thông tin thêm.

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Lực lượng công an, bộ đội, dân quân tự vệ, PCCC, người dân... kiên trì, gồng sức cứu rừng, bảo vệ an toàn khu dân cư phía dưới dân núi.

Đang lúi húi kiểm tra lại hệ thống van nước chữa cháy, Trung úy Trần Nhân Tứ - Phòng Cảnh sát PCCC & CHCN chia sẻ: “Đã có lúc anh em gần như kiệt sức vì nắng, lửa bỏng rát nhưng chúng tôi vẫn căng mình ra khống chế và ngăn chặn đám cháy lan xuống khu dân cư. Hơn 24 giờ qua, mỗi anh em chiến sỹ chỉ ngủ chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, gần như không còn thời gian nghỉ ngơi.

Thậm chí, có khi 2 người chia nhau một suất cơm hay cái bánh mỳ khô lẫn mùi khói và mồ hôi mặn chát. Trưa nay, khi đám cháy lan rộng và nắng nóng cao điểm nhất, hầu hết chiến sỹ bị thương, bị bỏng, song không ai kêu ca, mà tiếp tục nghiến răng, giữ chặt vòi nước khống chế đám cháy”.

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Phút nghỉ ngơi, lấy lại sức để tiếp tục chiến đấu của các lực lượng tham gia PCCC...

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Tạo đường băng cản lửa là biện pháp hữu hiệu nhất thời điểm đó vì chỉ cần cháy lên đỉnh núi, nước sẽ không thể ứng cứu được...

Vụ cháy diễn ra trong thời tiết nắng nóng, gió Lào thổi mạnh, ngọn lửa bén rất nhanh khiến cho việc dập lửa càng trở nên khó khăn. Binh nhất Hoàng Gia Bảo - Đồn biên phòng Lạch Kèn (Nghi Xuân) quần áo vẫn còn đẫm mồ hôi, chân tay đen sạm vì nắng, khói và bụi than, tạm gác cây rựa chia sẻ: "Nói thật là chúng tôi còn không nuốt nổi bát mỳ tôm bởi miệng khô khốc và sức dường như đã kiệt. Từ trưa qua đến nay, nhờ người dân liên tục tiếp nước, các lực lượng khác kề vai hỗ trợ cho nhau, ngọn lửa mới cơ bản được khống chế. Chỉ cầu mong sao lửa không bùng phát trở lại, chứ ngay phía dưới là khu vực dân cư thôn 6, thôn 7 (xã Xuân Hồng)…

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Ông Hồ Khắc Biển (thôn 4, xã Xuân Hồng) dù đã 70 tuổi nhưng vẫn nhiệt tình góp sức chặn "giặc lửa".

Mặc dù mới cắt chỉ vết mổ ở vai cách đây chưa đầy 1 tuần, ông Hồ Khắc Biển (70 tuổi, ở thôn 4, xã Xuân Hồng) vẫn nhiệt tình góp sức chặn "giặc lửa". Ông kể lại, dù chưa hoàn toàn bình phục nhưng khi nhìn ngọn lửa quá lớn, quá nóng ruột nên tôi đã chạy sang thị trấn Xuân An góp sức dập lửa. Vừa về nghỉ ngơi chưa kịp hồi sức, thấy mọi người hô hoán lửa tiếp tục cháy lớn tại thôn 7 xã Xuân Hồng, tôi lại tất tả xách rựa lên rừng chung tay làm đường băng cản lửa. Mình sức yếu thì góp sức ít, nhưng không thể ngồi yên trong hoàn cảnh nguy cấp như vậy.

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Mỗi chuyến, em Trần Văn Nam xách 6 chai nước bỏ lên vai, hoặc bê nửa thùng nước, rừng chưa cứu được có lẽ em cũng không về ngủ.

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, em Trần Văn Nam - học sinh lớp 8, trường THCS Lam Hồng nghĩ rằng, cháy rừng, cả làng, người thân cùng kéo nhau lên rừng dập lửa, đang nghỉ hè nên em cũng đi theo hi vọng góp được gì đó để chữa cháy. Không ai sai bảo, cứ thấy mọi người làm gì thì em làm nấy, chủ yếu là xách nước, mang bánh lên phục vụ người lớn. Em cũng không nhớ nổi em đi lên, đi xuống bao nhiêu chuyến nhưng cứ khi mệt quá thì em ngồi nghỉ, có sức em lại đi, kể cả giữa trưa. Mỗi chuyến em xách 6 chai nước, hoặc chọn thùng nước đã vơi để đủ sức bê, rừng chưa cứu được có lẽ em cũng chưa về ngủ.

Chuyện những người “cõng nước” cứu rừng

Một nụ cười tươi rói, một chai nước mát xoá tan mệt mỏi được trao cho nhau, trở thành động lực để mọi người tiếp tục chiến đấu ngăn lửa, giữ rừng.

Giữa cái nắng như thiêu như đốt, khói bụi đen ngòm, mọi lực lượng kề vai sát cánh, cùng nhau không chế "giặc lửa" trở thành hình ảnh đẹp đẽ trong lòng chúng tôi. Một cốc nước mát, cái bánh quy nhỏ, chiếc gậy chặt vội, một nụ cười được trao cho nhau, xoá tan mệt mỏi, trở thành động lực để mọi người tiếp tục chiến đấu ngăn lửa, giữ rừng, bảo vệ tài sản của nhân dân…

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.