“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

(Baohatinh.vn) - Lo ngại dịch bệnh Covid-19, nhiều người tiêu dùng đã chuyển từ mua trực tiếp sang mua trực tuyến (online). Đây cũng chính là “cơ hội” lớn để ngành bán lẻ tại Hà Tĩnh xác định lại cách thức kinh doanh, phát triển theo xu hướng tiêu dùng hiện đại.

Tổng mức bán lẻ hàng hoá giảm mạnh

“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

Doanh thu bán lẻ tại các siêu thị trên địa bàn Hà Tĩnh giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid - 19.

Thông tin từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, doanh thu bán lẻ hàng hoá tháng 4 đạt gần 2.084,6 tỷ đồng giảm 31,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một số nhóm ngành hàng có biến động lớn so với tháng trước như: hàng may mặc giảm 84,5%; phương tiện đi lại giảm 59,9%; vật phẩm văn hóa, giáo dục giảm 58,2%;...

Do kết quả sản xuất kinh doanh tháng 4 giảm mạnh nên tính chung 4 tháng đầu năm 2020 tổng mức bán lẻ hàng hóa giảm so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa so với cùng kỳ tăng trưởng âm (4 tháng đầu 2019 tăng 16,64% so cùng kỳ năm 2018, 4 tháng đầu năm 2018 tăng 7,29% so cùng kỳ năm 2017).

“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

Trong tháng 4/2020, nhiều cửa hàng kinh doanh không thiết yếu ở Hà Tĩnh phải đóng của để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lới đến toàn bộ nền kinh tế, thu nhập của người dân toàn tỉnh giảm mạnh làm cho nhu cầu tiêu dùng, mua sắm bị chững lại. Cùng với đó, các biện pháp thắt chặt hoạt động mua sắm, vui chơi để đảm bảo công tác phòng, chống dịch cũng tác động tiêu cực đến doanh thu bán lẻ trong thời gian qua.

Chị Mai Thương (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Dịch Covid-19 đã tạo nhiều áp lực tài chính đối với việc chi tiêu trong gia đình. Thu nhập của hai vợ chồng bị giảm đi do công ty chịu ảnh hưởng của dịch bện nên gia đình phải giảm chi phí sinh hoạt, hạn chế chi tiêu vào việc mua sắm không thực sự cần thiết”.

“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

Kinh tế khó khăn làm người dân thắt chặt chi tiêu ảnh hưởng lớn đến doanh thu ngành bán lẻ

Sức mua giảm nên nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng chuyên doanh… ghi nhận mức doanh thu “tụt” 40 - 50% trong 4 tháng đầu năm. Ông Trần Đình Chung – Cán bộ marketing, Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh cho biết : “Việc đi lại mua sắm của người tiêu dùng vẫn thực hiện nhưng với tần suất thấp hơn so với trước, cơ cấu tiêu dùng của từng gia đình cũng có thay đổi đáng kể nên dù siêu thị kinh doanh hàng thiết yếu nhưng doanh thu vẫn liên tục giảm”.

Thay đổi theo thời cuộc

Tình hình khó khăn trên là một thách thức mà ngành bán lẻ phải vượt qua trong giai đoạn này nhưng cũng là cơ hội quan trọng để ngành bán lẻ "chuyển mình” theo xu hướng tiêu dùng hiện đại trong “trạng thái bình thường mới”.

“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

Hệ thống siêu thị ở Hà Tĩnh đã nhanh chóng củng cố và phát triển đa dạng các kênh mua sắm trực tuyến để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. (Trong ảnh : "Đội quân đi chợ hộ" của Siêu thị Vinmart).

Đặc biệt, hành vi tiêu dùng của người dân đang có những thay đổi lớn như tránh tụ tập đông người và thường xuyên mua hàng online, hạn chế mua sắm các mặt hàng không cần thiết... cũng đòi hỏi ngành bán lẻ nhanh chóng “bắt nhịp” thay đổi chiến lược kinh doanh.

Chị Xuân Thu – nhân viên văn phòng cho biết: “Từ ngày xảy ra dịch, để tránh lây nhiễm, tôi phải hạn chế đi ra ngoài và đã cài đặt các ứng dụng (app) mua sắm trực tuyến, học cách đặt hàng trực tuyến trên website... Với việc mua sắm dễ dàng, tiện lợi, nhiều chương trình ưu đãi nên tôi vẫn sẽ tiếp tục sử dụng hình thức mua sắm này trong thời gian tới”.

Để thích ứng với tình hình dịch bệnh và sự thay đổi của tâm lý khách hàng, các đơn vị bán lẻ đã chủ động đẩy mạnh kênh mua sắm qua điện thoại, mua sắm trực tuyến qua wesbite, ứng dụng trên các thiết bị di động...

“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

Người dân Hà Tĩnh đã quen với “trạng thái bình thường mới” do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Giám đốc siêu thị Vinmart Hà Tĩnh Võ Công Hải cho biết: “Ngay từ cuối tháng 3, hệ thống siêu thị Vinmart đã nâng cấp phần mềm tiếp nhận đơn hàng trực tuyến với các cách mua hàng linh hoạt tại 3 kênh gồm điện thoại, app và website. Hình thức mua sắm này sẽ tiếp tục được siêu thị phát triển trong thời gian tới vì tâm lý người tiêu dùng chưa thực sự ổn định trở lại khi đến điểm mua sắm tập trung. Đồng thời, thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo đúng quy định”.

Chị Hương Trần - Chủ cửa hàng mỹ phẩm đường Xuân Diệu TP Hà Tĩnh chia sẻ: "Lượng tương tác qua facebook, cuộc gọi thoại đã tăng lên trong thời gian qua. Với yêu cầu của khách, mình tự tìm hiểu và lập thêm tài khoản trên sàn sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee để khách tiện mua đồ và hưởng các ưu đãi trên trang này. Đây chắc chắn sẽ là một kênh bán hàng mới mà mình sẽ tập trung trong thời gian tới”.

“Cơ hội” để ngành bán lẻ Hà Tĩnh phát triển theo xu hướng hiện đại

Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp bán lẻ nắm bắt lại tâm lý tiêu dùng và có phương án kinh doanh phù hợp hơn.

Ông Võ Tá Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Cùng với việc đẩy nhanh hoạt động mua sắm trực tuyến, đây cũng là cơ hội cho doanh nghiệp bán lẻ nắm bắt lại tâm lý và xu hướng tiêu dùng của người dân, điều chỉnh phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp với các biến động của thị trường trong thời gian tới nhằm thích ứng, duy trì hoạt động và vượt qua những khó khăn trong dịch Covid-19”.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

Chung cư đang là phân khúc “làm mưa làm gió” trên thị trường bất động sản. Không chỉ “nổi sóng” ở Hà Nội, TP.HCM, chung cư tại các địa phương cũng thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ khả năng hấp thụ tốt, giá cả hợp lý và triển vọng trong tương lai.
Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 7/11, giá xăng giảm nhẹ 0,3 - 0,6%, trong khi dầu diesel có thể tăng 1,5%.
Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Sau một năm thí điểm cân tải trọng tự động, tình trạng xe ô tô vi phạm quá tải trọng tại TP Hồ Chí Minh giảm hơn 90%. Địa phương đã kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng phạm vi áp dụng thiết bị cân tải trọng tự động. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 6/11 của Báo Hà Tĩnh.