Ngành hàng lương thực, thực phẩm vẫn duy trì mức tăng trưởng cao trong tháng 9.
Cụ thể, một số ngành hàng có mức tăng trưởng cao như lương thực, thực phẩm, ước tính đạt 2.061 tỷ đồng, tăng 44,41% so với cùng kỳ năm trước; hàng may mặc ước đạt 279,3 tỷ đồng, tăng 133,19%; gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt hơn 240,1 tỷ đồng, tăng 27,07%; đá quý, kim loại quý ước đạt 75,4 tỷ đồng, tăng 111,98%; xăng, dầu các loại ước đạt hơn 520,7 tỷ đồng, tăng 73,31%...
Theo phân tích của Cục Thống kê, tháng 9, các trường học bắt đầu năm học mới nên người tiêu dùng có xu hướng mua sắm tài sản giá trị nhiều hơn. Bên cạnh đó, kinh tế toàn tỉnh đang tăng trưởng tốt, sản xuất lưu thông hàng hóa ổn định nên hoạt động bán lẻ hàng hóa tăng mạnh.
Giá xăng dầu sau nhiều lần điều chỉnh đang ở mức tương đương tháng 10/2021.
Tuy nhiên, do tình hình kinh tế, chính trị thế giới vẫn diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến kinh tế trong nước và tác động đến nhiều nhóm hàng hóa như: xăng, dầu, khí đốt, nguyên liệu nhập khẩu, vàng, đồ dùng công nghệ cao.
Trong 2 tháng cuối năm 2022, dự báo doanh thu ngành bán lẻ tiếp tục có mức tăng trưởng cao do người tiêu dùng thường có xu hướng mua sắm nhiều hơn để phục vụ cho các dịp lễ, tết quan trọng. Cùng đó, hàng loạt chính sách kích cầu, ưu đãi mua sắm sẽ được doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai với kỳ vọng hồi phục sức mua của thị trường cũng là một trong những lý do giúp ngành bán lẻ tiếp tục có chiều hướng tăng trưởng tốt.
Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh cần tăng cường kiểm tra vận chuyển, buôn bán hàng hóa 2 tháng cuối năm 2022.
Cũng theo phân tích của các chuyên gia, các ngành, đơn vị liên quan cần theo dõi diễn biến thị trường, đánh giá sát nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu để chủ động phương án cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. Đồng thời, phối hợp thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức thanh, kiểm tra hàng hóa dịp cuối năm nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và tăng cao doanh thu bán lẻ hàng hóa.