Dư nợ thương mại – dịch vụ của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh hiện đạt gần 63.000 tỷ đồng, tăng khoảng 11% so với cuối năm 2023 và chiếm trên 75% tổng dư nợ toàn địa bàn.
Tết Trung thu đang đến gần cũng là lúc các cơ sở dịch vụ như: múa lân, ảo thuật, trang trí mâm cỗ... trên địa bàn Hà Tĩnh tất bật trả đơn, thực hiện hợp đồng.
GRDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 5,02% là “đòn bẩy” để Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các mục tiêu phát triển. Phát huy mạnh mẽ động lực tăng trưởng; huy động, tranh thủ tối đa mọi nguồn lực… là “kim chỉ nam” để Hà Tĩnh thực hiện nhiệm vụ trong những tháng cuối năm.
Sau gần 1 tuần khai trương, khu phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) thu hút đông đảo người dân, du khách đến vui chơi trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực.
Để chuẩn bị cho lễ khai trương khu phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du vào ngày 27/4 sắp tới, TP Hà Tĩnh và phường Nguyễn Du đã khẩn trương hoàn thành các hạng mục cần thiết.
Quý I/2023, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Tĩnh giảm 1,09%; doanh thu bán lẻ tăng 23,84%; kim ngạch xuất khẩu tăng 44,81% và kim ngạch nhập khẩu giảm 21,31%.
Trong quý I/2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của Hà Tĩnh đạt được mức 4,08% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tín hiệu tích cực và là động lực để tỉnh thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH trong cả năm 2023.
Tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Tĩnh quý I/2023 có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm trước với tốc độ tăng trưởng đạt 4,08%. Đây có thể coi là những tín hiệu tích cực để tỉnh thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Mới hơn 10 ngày kể từ thời điểm UBND thành phố Hà Tĩnh thông báo nhận hồ sơ đăng ký tham gia thí điểm Khu phố chuyên doanh ẩm thực Nguyễn Du, địa phương đã tiếp nhận hơn 100 đơn đăng ký của các cá nhân, hộ kinh doanh trên địa bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các sở, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy KT-XH phát triển.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Sở Công thương Hà Tĩnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực phụ trách; chủ động tham mưu, triển khai các chương trình, kế hoạch liên quan đến ngành, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của tỉnh.
Chỉ còn 2 tháng nữa là kết thúc năm 2022, trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh vẫn còn cách xa mục tiêu đề ra. Trên chặng đường “nước rút” để về đích, cần nhiều hơn nữa sự nỗ lực, hành động quyết liệt của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân.
Việc đầu tư hoàn chỉnh hệ thống điện chiếu sáng, đèn trang trí cầu Cửa Hội bắc qua sông Lam nối 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh góp phần đảm bảo ATGT, tạo điểm nhấn về kiến trúc cảnh quan, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT-XH 2 tỉnh.
7 tháng đầu năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa trên địa bàn Hà Tĩnh đạt 28.613,8 tỷ đồng. Trong đó, 10/12 nhóm ngành hàng có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2021.
Với chính sách linh hoạt phòng chống dịch, tạo thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh, ngành thương mại - dịch vụ Hà Tĩnh đang được thúc đẩy phát triển, đặc biệt là dịp cao điểm Tết Nguyên đán.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị Sở Công thương Hà Tĩnh tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp phát triển SXKD; theo dõi tình hình thị trường, diễn biến cung cầu hàng hóa, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Theo số liệu từ Sở Công thương, 8 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ hàng hoá trên địa bàn Hà Tĩnh ước đạt hơn 28.138 tỷ đồng, tăng 10,27% so với cùng kỳ.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ ở TP.Hà Tĩnh đã chủ động kinh doanh ổn định và lấy lại sức tăng cho ngành kinh tế chủ lực sau dịch bệnh Covid-19.
Các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu kép, vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh vừa thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Sau khi UBND tỉnh có văn bản cho phép hoạt động trở lại một số dịch vụ không thiết yếu từ 0h ngày 22/6, các cơ sở kinh doanh, thương mại dịch vụ tại TP Hà Tĩnh đã dọn dẹp vệ sinh và đón khách trở lại trên cơ sở tuân thủ các biện pháp phòng dịch.
Trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý về thị trường, bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, vi phạm hoạt động thương mại.
Chúc mừng Sở Công thương Hà Tĩnh nhân kỷ niệm 70 năm thành lập ngành, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đề nghị toàn ngành tiếp tục đoàn kết, sáng tạo, không ngừng đổi mới, tập trung cụ thể hóa những nội dung nghị quyết đại hội Đảng các cấp về lĩnh vực công thương.
Trong chặng đường 70 năm xây dựng và phát triển, ngành Công thương Hà Tĩnh đã thể hiện được vai trò, vị trí của mình trong phát triển KT-XH, đóng góp ngày càng cao vào tổng GRDP toàn tỉnh, góp phần xây dựng và phát triển Hà Tĩnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thời điểm này, các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ ở TP Hà Tĩnh đang trở lại ổn định và bắt đầu đà tăng mới. Từ đầu năm đến nay, nguồn thu ngân sách từ hoạt động này đạt gần 80 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2020.
Ở TP Hà Tĩnh, hoạt động thương mại - dịch vụ chiếm 63,12% cơ cấu kinh tế. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cơ sở buộc phải tăng chế độ phòng dịch, tận dụng cơ hội phát triển mảng bán hàng lưu động, online…
Khu du lịch sinh thái Hải Thượng, suối nước nóng Sơn Kim hay các trung tâm vui chơi, giải trí khác ở Hương Sơn (Hà Tĩnh)... luôn là chỗ dừng chân lý tưởng của du khách gần xa. Đây cũng là điểm nhấn, tạo nên “bức tranh” thương mại, dịch vụ, du lịch đa sắc trên miền sơn cước.