Hạ tầng cảng cá Hà Tĩnh: Có tàu to lại lo... chỗ đậu!

(Baohatinh.vn) - Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đã biến “giấc mơ” sở hữu những con tàu vỏ thép công suất lớn của nhiều ngư dân trở thành hiện thực. Thế nhưng, hệ thống hạ tầng cảng cá, âu tránh trú bão trên địa bàn Hà Tĩnh chưa đáp ứng yêu cầu nên việc neo đậu cho những con tàu công suất lớn này đang gặp nhiều khó khăn…

“Ăn nhờ ở đậu”

Hơn 30 năm nơi đầu sóng ngọn gió, trên con tàu 270 mã lực đánh bắt hải sản bằng nghề dạ khơi, ngư dân Tôn Đức Vinh (xóm Tân Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên) luôn ước ao có được con tàu lớn hơn để vươn ra khơi xa. Rồi ước mơ của anh cũng đã trở thành hiện thực, khi Nghị định 67/CP ra đời với chính sách hỗ trợ ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép.

ha tang cang ca ha tinh co tau to lai lo cho dau

Cảng cá Xuân Hội gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí các tàu thuyền công suất lớn ra vào, neo đậu.

“Mừng lắm em ơi, biết tin là anh đăng ký ngay, bởi đây là cơ hội mà cả đời anh mong đợi… Hôm chuẩn bị nhận tàu là cả đêm không ngủ, bởi cảm xúc vui sướng cứ dâng trào. Không vui sao được khi ước mơ ngày nào giờ đã thành hiện thực, được sở hữu con tàu vỏ thép hiện đại với hơn 800 mã lực, trị giá gần 14 tỷ đồng” - anh Vinh chia sẻ.

Tuy vậy, bên cạnh niềm vui là nỗi trăn trở khi con tàu lớn của anh ngoài thời gian ra khơi thì không biết neo đậu bến nào! Gọi là cảng cá Cửa Nhượng nhưng ngư dân ở đây chỉ xem như một gò cá nhỏ, luồng lạch lại bị bồi lắng. Tàu thuyền tầm trung muốn đưa hải sản vào bờ mà còn phải “tăng bo” thì làm sao con tàu “khủng” này có thể vào ra neo đậu, đổ hàng được. Không còn cách nào khác, anh phải cho tàu “ăn nhờ ở đậu” tại cảng cá Xuân Hội (Nghi Xuân) cách bờ biển quê nhà gần trăm cây số.

Anh Vinh trải lòng: “Ở đất khách quê người, trăm vạn cái khó. Tàu thuyền ở đây vào ra đông đúc, hơn nữa mình là khách lạ nên lỡ may xẩy ra va đập tàu thuyền chắc gì họ dễ cảm thông. Rồi chuyện ăn, ngủ, nghỉ, bảo quản “đứa con cưng” của mình vào những ngày mưa to, gió lớn…”.

Chuẩn bị tiếp nhận con tàu vỏ thép gần 1.000 mã lực từ Quảng Ngãi trở về, ngư dân trẻ Nguyễn Hữu Cường (xóm Tam Hải 2, xã Kỳ Ninh, TX Kỳ Anh) không giấu được niềm vui khi nghĩ về chuyến vươn khơi đầu tiên sẽ là vùng biển Hoàng Sa thân yêu. Nhưng nỗi lo bất chợt ùa về bởi vùng biển Kỳ Ninh mới chỉ có bến dành cho những con thuyền khai thác ven bờ. “Những lúc biển êm thì cho tàu vươn khơi, còn lúc trời nổi gió, biển động thì không biết neo đậu chỗ nào. Chắc phải tính đến phương án “ở đậu” tại cảng Vũng Áng hoặc Xuân Hội mà thôi” – anh Cường nói.

Cảng cá quá tải

Sau những ngày biển động, sóng lại dịu êm, tôi về cảng Xuân Hội khi hàng chục tàu thuyền đang neo đậu. Đây là cảng cá duy nhất cho những tàu có công suất lớn cập bến. Nhìn những con tàu vỏ gỗ, vỏ thép to lớn chen chúc nhau, tiếng va đập từ các mạn tàu nghe bì bụp. Trên boong tàu, những ngư dân đang tất bật chuẩn bị ngư lưới cụ, tiếp nhiên liệu, lương thực, thực phẩm để vươn khơi.

Cảng cá chật hẹp, tàu thuyền xếp thành 3-4 hàng nên những con tàu áp sát cầu cảng khi tiếp xong nhiên liệu, đá lạnh buộc phải rời đi để tàu khác vào. Chứng kiến cảnh chật vật, mắc cạn, vướng phải dây neo khi con tàu vỏ thép của ông Nguyễn Đức Huy (xóm Hội Thủy, xã Xuân Hội, Nghi Xuân) vào tiếp tế nhiên liệu mà cảm thấy bất an. Sau gần một giờ đồng hồ loay hoay giữa biển nước, tàu ông Huy mới thoát được chỗ cạn nhưng lại vướng phải dây neo của con tàu khác. Con tàu chao đảo, tiếng máy gầm rú lúc tiến, lúc lùi mãi mới áp sát được cầu cảng.

ha tang cang ca ha tinh co tau to lai lo cho dau

Tàu vỏ thép của ông Nguyễn Đức Huy vướng phải dây neo nên mắc cạn trên đường vào cảng

“Vất vả lắm chú ơi, tàu thuyền vào đây neo đậu ngày càng đông, luồng lạch thì cạn nên việc điều khiển, xử lý rất khó khăn. Mà phương tiện trên biển có phải dễ như trên bờ nên chuyện không may xẩy ra giữa các tàu thuyền xem như chuyện “thường ngày ở huyện” - ông Huy chia sẻ.

Trưởng ban Quản lý cảng cá Xuân Hội Trần Xuân Long cho biết: Cảng này có chiều dài chưa đến 130m, đáp ứng cho 28 lượt tàu thuyền vào ra nhưng có thời điểm tại đây có đến 40 tàu vỏ gỗ công suất từ 350 - 750 mã lực/tàu và 5 tàu vỏ thép công suất trên 800 mã lực/tàu về đây neo đậu. Chỉ tính riêng tàu vỏ thép, mỗi tàu có chiều dài hơn 24m, chiếm gần hết chiều dài cảng cá. Mặc dù Ban Quản lý cảng cũng đã cố gắng bố trí, sắp xếp để cho các tàu thuyền thuận lợi trong việc ra vào, tiếp tế nhưng vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Sắp tới, cảng Xuân Hội sẽ phải tiếp nhận thêm 3 tàu vỏ thép, trong đó, một tàu vỏ thép dịch vụ hậu cần của anh Trần Đức Úy ở xã Xuân Giang và 2 tàu vỏ thép của anh Lê Văn Sơn, Trần Quốc Dũng ở xã Xuân Hội vào neo đậu. “Đây là điều mừng nhưng cũng là nỗi lo, bởi thế này thì cảng Xuân Hội nguy cơ quá tải mất” - ông Long lo ngại.

(Còn nữa)

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.