Hà Tĩnh đối mặt với nguy cơ hạn hán cục bộ

(Baohatinh.vn) - Hiện, mực nước tại các hồ đập của Hà Tĩnh chỉ đạt trung bình khoảng từ 50 đến 60% dung tích thiết kế. Để đảm bảo nước tưới cho sản xuất, các công ty thủy lợi và địa phương đang cân đối nguồn nước, điều tiết hợp lý.

Hà Tĩnh đối mặt với nguy cơ hạn hán cục bộ

Mực nước tại đập Mưng (xã Điền Mỹ, Hương Khê) đã xuống thấp.

Lo vùng cuối kênh, cao cưỡng

Tại huyện Hương Khê, từ tháng 4 đến nay lượng mưa hạn chế nên mực nước các hồ đập đã xuống thấp, nguy cơ thiếu nước cục bộ để sản xuất vụ hè thu hiện hữu.

Theo ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, đối với các hồ, đập do Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh quản lý, dung tích còn khoảng 60 - 70% so với thiết kế; các hồ đập do địa phương quản lý còn từ 40 - 60%.

Đặc biệt, một số hồ, đập như hồ chứa Cơn Song, Cơn Sồi không đạt mực nước thiết kế, nguy cơ thiếu nước phục vụ sản xuất trong thời gian tới. Các xã cuối nguồn của kênh Khe Táy như xã Hương Giang, Lộc Yên; cuối nguồn của kênh Sông Tiêm như xã Hương Long, Hương Bình, Hòa Hải… đang nằm trong vùng báo động về tình trạng hạn hán.

Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh đang quản lý 33 công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho hơn 20.000 ha lúa hè thu trên địa bàn các địa phương (huyện Kỳ Anh, TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Hương Khê). Cân đối nguồn nước của công ty thì hệ thống hồ, đập vẫn đang cơ bản đáp ứng đủ tưới cho sản xuất vụ hè thu.

Hà Tĩnh đối mặt với nguy cơ hạn hán cục bộ

Hồ Kẻ Gỗ đang phục vụ tưới tiêu cho hơn 13.000 ha/vụ thuộc các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà và TP. Hà Tĩnh.

Tuy nhiên, theo ông Đặng Hòa Bình - Trưởng phòng Quản lý kỹ thuật Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh, nếu nắng hạn kéo dài liên tục với nền nhiệt cao như hiện nay thì dự báo ở một số hồ, đập nhỏ như hồ đập Mưng, đập dâng Khe Táy, đập dâng Sông Tiêm (Hương Khê), đập Mộc Hương, hồ Nước Xanh (huyện Kỳ Anh)… sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước. Cùng với đó, lượng nước bốc hơi lớn càng buộc công ty thủy nông phải kéo dài giờ tưới, tiến độ cấp nước về các địa phương cũng bị ảnh hưởng phần nào.

Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) Trần Đức Thịnh cho biết: “Trong điều kiện thời tiết bất lợi, nắng nóng kéo dài, lượng mưa thấp, nguy cơ có khoảng 1.000 ha lúa hè thu sẽ thiếu nước. Vùng thiếu tập trung chủ yếu cuối kênh, vùng cao cả của đập dâng Sông Tiêm, Khe Táy, Mộc Hương, hồ Đồng Hố và một số trạm bơm địa phương như: xã Kim Hoa (Hương Sơn) lấy nước từ Hói Nầm; xã Kỳ Khang, Kỳ Phú lấy nước trên sông Nhà Lê (huyện Kỳ Anh); các xã lấy nước trên sông Quèn (Cẩm Xuyên)...”

Không chỉ hạn hán đe dọa, nguy cơ mặn xâm nhập sớm cũng đang tiềm ẩn. Dự báo, năm nay, thủy triều xuống thấp, mặn có thể lên đến cống Đức Xá (Đức Thọ), cách cống Trung Lương khoảng 8 km nên việc lấy nước tạo nguồn từ sông La để đổ về sông Nghèn cấp nước tưới, chống hạn khó thực hiện được. Các đơn vị liên quan đang theo dõi thường xuyên diễn biến của độ mặn để có giải pháp xử lý.

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, năm 2023 là một trong những năm nóng kỷ lục. Điều này cũng gây thiếu hụt lượng mưa trên địa bàn toàn tỉnh, phổ biến từ 25 - 50%. Dự báo, trong tháng 7 tới, nắng nóng tiếp tục xẩy ra, lượng mưa đạt thấp khiến không chỉ trữ lượng nước các hồ, đập, dòng chảy mặt các sông suối mà cả nguồn nước ngầm cũng sẽ giảm nhanh.

Hà Tĩnh đối mặt với nguy cơ hạn hán cục bộ

Các địa phương đã bắt đầu lấy nước tưới dưỡng lúa hè thu.

Điều tiết nước tưới chống hạn linh hoạt

Trước tình hình trên, các công ty thủy nông đã phối hợp với chính quyền địa phương chủ động lập phương án phòng chống hạn cho từng hệ thống công trình, đồng thời, vận hành, điều tiết, phân phối sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm.

Ông Hồ Thanh Hải - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kế hoạch (Công ty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh) cho biết: “Công ty đã bắt đầu mở tưới dưỡng đợt 2 cho vụ hè thu từ ngày 13/6 với lưu lượng 20 - 25 m3/s; ưu tiên tưới vùng xa, cao trước; tổ chức ép nước về các xã cuối kênh để đảm bảo sản xuất. Đơn vị cũng chủ động các giải pháp như: đối với vùng tưới lưu vực sông Nghèn, sẽ cân đối nguồn nước hồ Ngàn Trươi để vận hành xả nước hợp lý nhằm đảm bảo cấp cho số diện tích thuộc hệ thống Linh Cảm, tạo nguồn chống hạn cho vùng sông Nghèn.

Trong trường hợp hạn hán gay gắt, mặn xâm nhập cao, các cửa cống Trung Lương, Đức Xá phải đóng kín thực hiện phương án xả nước hồ Ngàn Trươi hòa mạng vào kênh Linh Cảm đổ xuống để tạo nguồn cho sông Nghèn qua các cống trên kênh chính Linh Cảm, tràn Đập Sắn thộc hệ thống Kênh Giữa, đổ nước xuống các trục tiêu như trục tiêu 21, Chợ Giấy, kênh 19/5...”.

Hà Tĩnh đối mặt với nguy cơ hạn hán cục bộ

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra tình hình cấp nước và triển khai chống hạn tại các địa phương.

Còn đối với vùng tưới Hương Khê, Công ty THHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cùng địa phương sẽ hòa mạng hệ thống tưới các hồ chứa: Đá Bạc, Đá Hàn, Đập Họ vào hệ thống tưới sông Tiêm; hệ thống tưới hồ Nước Đỏ, Chà Chạm vào hệ thống thủy lợi đập dâng Khe Táy; nạo vét bồi lắng trước đập Sông Tiêm và có kế hoạch mua sắm máy bơm để bơm nước chết từ một số hồ chứa khi cần thiết nhằm chống hạn...

Ngành đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tình hình cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt tại các địa phương; tham mưu UBND tỉnh ban hành công điện nhằm quán triệt đến các địa phương, sở, ngành liên quan, công ty quản lý thủy lợi tập trung thực hiện các giải pháp chống hạn.

Trong đó, ưu tiên giải pháp như: rà soát lại diện tích và cân đối nguồn nước phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng khó khăn về nguồn nước; chủ động bố trí ngân sách địa phương để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; nạo vét, kiên cố hóa kênh mương, tu bổ, sửa chữa các cửa vào cống lấy nước, trạm bơm tưới, ao, giếng; khơi thông dòng chảy, đắp đập tạm giữ nước, lắp đặt phương tiện lấy nước để chủ động vận hành, đảm bảo đủ điều kiện dẫn nước thông thoáng; bố trí nhân lực thường trực đề điều tiết nước phù hợp...

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Phạm Đăng Nhật

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.