Hà Tĩnh: Ổn định chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho điều hành giá cuối năm

(Baohatinh.vn) - Tác động tiêu cực của dịch tả lợn châu Phi, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, ảnh hưởng của mưa bão, tác động giá điện và xăng dầu… là những yếu tố có thể ảnh hưởng lớn đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm tại Hà Tĩnh, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần chủ động, theo dõi sát sao để có kế hoạch điều chỉnh phù hợp.

CPI trong tầm kiểm soát

Hà Tĩnh: Ổn định chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho điều hành giá cuối năm

Chỉ số giá tiêu dùng 8 tháng đầu năm tại Hà Tĩnh được duy trì ổn định, thể hiện công tác điều hành đang được thực hiện chủ động, tích cực.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Hà Tĩnh, CPI bình quân trong 8 tháng đầu năm cơ bản ổn định, tăng 1,45% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá, diễn biến CPI 8 tháng đầu năm tại Hà Tĩnh vẫn trong tầm kiểm soát và ở mức thấp so với mặt bằng nhiều năm trở lại đây, thể hiện công tác điều hành đang được thực hiện chủ động, tích cực.

Những tháng đầu năm 2019, ngoài biến động của giá lương thực, thực phẩm, dịch tả lợn châu Phi thì yếu tố tác động lớn tới chỉ số giá tiêu dùng chính là giá điện và giá xăng dầu. Theo đó, giá xăng dầu thế giới biến động khá phức tạp và nhà nước đã phải tiến hành chỉnh giá nhiều lần.

Hà Tĩnh: Ổn định chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho điều hành giá cuối năm

Trong những tháng đầu năm, xăng dầu, điện... tiếp tục là những yếu tố tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng trên địa bàn.

Giá điện tăng 8,6% đã làm cho giá nhà ở và vật liệu xây dựng, nhóm sản phẩm dịch vụ tăng mạnh. Điều này cũng góp phần làm tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân trong thời gian qua, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng của người dân.

Chị Nguyễn Thị Mai (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Những tháng đầu năm, người tiêu dùng liên tục nhận được các thông tin về việc tăng giá từ điện, xăng dầu, vàng, nay là điều chỉnh giá dịch vụ y tế dành cho nhóm đối tượng không hưởng bảo hiểm y tế. Điều này tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, cách chi tiêu của gia đình tôi”.

Theo sát diễn biến thị trường để có giải pháp phù hợp

Hà Tĩnh: Ổn định chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho điều hành giá cuối năm

Dự báo, từ nay đến cuối năm, nguồn cung thịt lợn sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.

Theo phân tích của Cục Thống kê Hà Tĩnh, những tháng cuối năm, những yếu tố tiếp tục tác động lên mặt bằng giá có thể kể đến như: Biến động phức tạp của giá xăng dầu thế giới theo diễn biến của tình hình quốc tế; việc điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý (y tế, giáo dục); điều chỉnh mức lương cơ bản...

Trưởng phòng Thống kê – Thương mại (Cục Thống kê Hà Tĩnh) Uông Thị Hoàn cho hay: “Đặc biệt, yếu tố rủi ro về dịch bệnh, thiên tai và thời tiết bất lợi trong những tháng mưa bão tại Hà Tĩnh có thể tác động tiêu cực đến giá các mặt hàng thiết yếu. Theo nhận định, giá thịt lợn cuối năm có khả năng sẽ tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi làm cho tổng đàn nuôi của tỉnh suy giảm”.

Hà Tĩnh: Ổn định chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho điều hành giá cuối năm

Hà Tĩnh đang trong giai đoạn “cam go” của mùa mưa bão năm nay, điều này ảnh hưởng nặng nề đến diện tích lúa, hoa màu, cây trồng...

Tuy nhiên, một số yếu tố dự báo có thể làm giảm áp lực lên quá trình điều hành thị trường như: nguồn cung cầu các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu được đảm bảo; lạm phát cơ bản, tỷ giá, lãi suất hiện vẫn đang được điều hành ổn định.

Căn cứ việc cập nhật diễn biến CPI 8 tháng đầu năm diễn biến theo kịch bản đã đề ra và đang ở mức thấp, tạo dự địa lớn để điều hành giá từ nay đến cuối năm.

Hà Tĩnh: Ổn định chỉ số giá tiêu dùng, tạo dư địa cho điều hành giá cuối năm

Tăng cường kiểm soát, dự báo thị trường và có những điều chỉnh hợp lý trong điều kiện cần thiết... sẽ tiếp tục được thực hiện đảm bảo ổn định chỉ số giá tiêu dùng.

Ông Võ Tá Nghĩa - Trưởng phòng Quản lý thương mại (Sở Công thương Hà Tĩnh) cho biết: "Để đảm bảo mục tiêu, Sở Công thương sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan như Cục Quản lý thị trường, Sở NN&PTNT… tiếp tục chủ động theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu hiện đang có nhiều biến động khó lường về cung cầu như thịt lợn, lương thực, thực phẩm, xăng dầu…

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

“Nổi sóng” chung cư, dòng tiền đầu tư hướng về các tỉnh

Chung cư đang là phân khúc “làm mưa làm gió” trên thị trường bất động sản. Không chỉ “nổi sóng” ở Hà Nội, TP.HCM, chung cư tại các địa phương cũng thu hút sự quan tâm lớn của giới đầu tư nhờ khả năng hấp thụ tốt, giá cả hợp lý và triển vọng trong tương lai.
Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Dự báo giá xăng giảm, giá dầu tăng trong ngày mai

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 7/11, giá xăng giảm nhẹ 0,3 - 0,6%, trong khi dầu diesel có thể tăng 1,5%.
Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Tài chính thị trường ngày 6/11: Đề xuất mở rộng áp dụng cân tải trọng xe tự động

Sau một năm thí điểm cân tải trọng tự động, tình trạng xe ô tô vi phạm quá tải trọng tại TP Hồ Chí Minh giảm hơn 90%. Địa phương đã kiến nghị Bộ GTVT sớm hoàn thiện khung pháp lý, mở rộng phạm vi áp dụng thiết bị cân tải trọng tự động. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 6/11 của Báo Hà Tĩnh.