Hà Tĩnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế cho người dân sau lũ

(Baohatinh.vn) - Sau thời điểm cứu đói khẩn cấp cho người dân vùng lũ lụt, Hà Tĩnh sẽ tập trung nguồn tiền ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ sinh kế nhằm giúp họ ổn định cuộc sống lâu dài.

Hà Tĩnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế cho người dân sau lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh, hàng trăm tổ chức, cá nhân đã hướng về người dân vùng lũ. Trong ảnh:Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo các ngành tiếp nhận hỗ trợ từ Formosa Hà Tĩnh.

Ngay khi xảy ra lũ lụt tại nhiều địa phương, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã ra lời kêu gọi quyên góp ủng hộ Nhân dân tỉnh nhà bị thiệt hại do mưa lũ; Ban Vận động cứu trợ được thành lập để kịp thời tiếp nhận, điều phối và phân bổ nguồn ủng hộ từ các cá nhân, tổ chức trong cả nước.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy cho biết: “Để tiếp nhận và phân bổ hiệu quả nguồn cứu trợ đến bà con vùng lũ, tỉnh đã thành lập các đầu mối cứu trợ tại tỉnh và các huyện, thị, thành. Ban Cứu trợ tỉnh chủ yếu tiếp nhận tiền mặt và một số nguồn hàng; riêng nhu yếu phẩm cần kíp cho công tác cứu trợ khẩn cấp trong thời điểm mưa lũ đã được chuyển về ban cứu trợ cấp huyện để địa phương chủ động phân phối cho bà con”.

Chỉ trong chưa đầy một tuần ra lời kêu gọi, Ban Vận động cứu trợ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ và đăng ký ủng hộ của 603 cá nhân, tổ chức với tổng số tiền và hàng hóa quy thành tiền hơn 51,2 tỷ đồng.

Hà Tĩnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế cho người dân sau lũ

Hội phụ nữ các cấp hướng về người dân vùng lũ với những tình cảm ấm áp.

Xét đề xuất của Ban Cứu trợ tỉnh tại văn bản số 01/TTr-BCTr, ngày 21/10/2020, Thường trực Tỉnh ủy đã ra quyết định phân bổ 11 tỷ đồng từ nguồn Quỹ Cứu trợ tỉnh cho 7 huyện, thị, thành (Cẩm Xuyên, Thạch Hà, TP Hà Tĩnh, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà, TX Kỳ Anh) cứu đói khẩn cấp cho bà con, khắc phục khó khăn trước mắt và khôi phục sản xuất sau lũ.

Đến thời điểm này, cùng với việc tiếp nhận và phân bổ hàng hóa nhu yếu phẩm từ các nhà hảo tâm đến bà con vùng lũ, các địa phương đang tập trung triển khai hỗ trợ người dân sửa sang nhà cửa, khôi phục sản xuất.

Hà Tĩnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế cho người dân sau lũ

Nhiều tài sản của người dân bị nhấn chìm trong biển lũ, rất cần sự hỗ trợ kịp thời về sinh kế để họ ổn định cuộc sống lâu dài (Ảnh: Văn Đức).

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Thanh Long cho biết: “Trước mắt, địa phương vẫn tiếp tục tiếp nhận nguồn cứu trợ và phân bổ về cho các xã bị ảnh hưởng. Đồng thời, tiến hành rà soát, phân loại các thiệt hại của người dân (nhà ở, công cụ sản xuất, cây - con giống...) để có kế hoạch hỗ trợ kịp thời.

Hà Tĩnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế cho người dân sau lũ

Phần lớn lương thực của người dân Cẩm Xuyên bị lũ lụt phá hỏng. Ảnh: Phan Trâm

Tại huyện Thạch Hà, nhiều người dân gần như mất trắng tài sản sau mưa lũ, không ít hộ đã thoát nghèo đang đứng trước nguy cơ tái nghèo.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Thạch Hà Trần Danh Vinh cho biết: "MTTQ phối hợp với chính quyền các xã, thôn sẽ tiến hành rà soát, ưu tiên các hộ bị thiệt hại nặng về nhà ở, cây trồng, vật nuôi, máy móc sản xuất... để kịp thời hỗ trợ”.

Hà Tĩnh tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế cho người dân sau lũ

Hà Tĩnh sẽ tập trung nguồn lực hỗ trợ người dân khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài. Ảnh: Phan Trâm

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Nguyễn Thị Mai Thủy cho biết: “Ủy ban MTTQ tỉnh đang tham mưu UBND tỉnh sửa đổi Quyết định số 2980/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 (về việc ban hành tạm thời quy định một số nội dung về hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão lũ, ổn định đời sống trên địa bàn Hà Tĩnh) cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Đồng thời, tập trung nguồn lực hỗ trợ làm nhà ở, sinh kế để bà con gây dựng lại sản xuất, ổn định cuộc sống lâu dài”.

MTTQ các cấp cũng tham gia tư vấn và có định hướng cho các cá nhân, tổ chức thiện nguyện khi đến hỗ trợ người dân vùng lũ Hà Tĩnh. Dù thông qua chính quyền, mặt trận hay trực tiếp hỗ trợ người dân, các đơn vị từ thiện cũng nên tìm hiểu nhu cầu thực tế tại địa phương sau lũ để có sự điều chỉnh phù hợp, tránh lãng phí.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Chủ đề Chung tay khắc phục hậu quả lũ lụt

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.