Hà Tĩnh tích cực kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn

(Baohatinh.vn) - Trước dự báo trên biển có sóng to, gió lớn, lực lượng chức năng Hà Tĩnh đang tích cực thông báo, kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

tau-thuyen.jpg
Tàu thuyền đang neo đậu tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà.

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ có thể mạnh lên thành bão số 4), vùng biển Hà Tĩnh có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm ATNĐ đi qua cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10 (89-102km/h), sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão 3-5m, biển động mạnh.

Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn.

Theo thống kê của Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh, toàn tỉnh hiện có 3.651 phương tiện với 10.666 lao động. Tính tới sáng 18/9, tổng số tàu không ra khơi, đang neo đậu tại các bến, bãi là 3.643 phương tiện với 10.633 lao động; phương tiện đang hoạt động trên biển là 8 phương tiện với 33 lao động.

Trong các phương tiện đang hoạt động trên biển có 5 tàu thuyền với 22 lao động hoạt động khu vực gần bờ, vùng lộng, vùng khơi biển Hà Tĩnh; 1 tàu với 3 lao động hoạt động ở vùng biển Bạch Long Vĩ và 2 tàu với 8 lao động hoạt động ở khu vực biển Đà Nẵng.

Bên cạnh đó, số phương tiện đang neo đậu tại cảng Vũng Áng – Sơn Dương là 80 tàu thuyền với 414 thuyền viên. Trong đó, 11 tàu vận tải với 145 thuyền viên; 61 tàu thi công nạo vét với 208 thuyền viên; 8 tàu lai dắt với 46 thuyền viên.

Để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Tĩnh đã và đang tích cực phối hợp với các đơn vị chức năng và chính quyền địa phương thông báo cho các gia đình chủ tàu, thuyền trưởng về diễn biến của ATNĐ và thời tiết nguy hiểm trên biển để có kế hoạch sản xuất bảo đảm an toàn, đồng thời, chỉ đạo các đài canh trực thông báo cho phương tiện hoạt động trên biển biết, yêu cầu di chuyển thoát khỏi ảnh hưởng của ATNĐ.

tau-thuyen-3.jpg
Tàu thuyền của Hà Tĩnh đã nhận được thông tin về áp thấp nhiệt đới và đang di chuyển vào nơi tránh trú an toàn.

Ông Bùi Tuấn Sơn – Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá Hà Tĩnh cho hay: Có 528 tàu, thuyền của Hà Tĩnh và các tỉnh, thành khác đã vào neo đậu, tránh trú trước diễn biến phức tạp của thời tiết trên biển. Các khu neo đậu tránh trú bão ở Hà Tĩnh hiện còn có thể tiếp nhận thêm 772 tàu, thuyền của ngư dân. Trong đó, tại khu neo đậu tránh trú bão Cửa Sót 206 phương tiện, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Nhượng 127 phương tiện, khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ 43 phương tiện và khu neo đậu tránh trú bão Cửa Khẩu - Kỳ Hà 152 phương tiện.

Ban Quản lý các cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đã phối hợp với lực lượng BĐBP kiểm tra, kiểm soát và sắp xếp các tàu cá vào neo đậu đảm bảo an toàn.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, lúc 10h ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 16.9 độ Vĩ Bắc, 113.2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 190km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 9.

Trong 3 giờ tới, ATNĐ sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 4, ảnh hưởng tới nước ta. Bão số 4 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10-15km/h.

Do ảnh hưởng của ATNĐ, ở Huyền Trân có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10; ở Lý Sơn và Côn Đảo có gió giật mạnh cấp 7; ở vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.