Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

(Baohatinh.vn) - Sau những đợt mưa lũ vừa qua, hàng trăm tấn thủy sản của người nuôi xã Kỳ Hà (TX. Kỳ Anh - Hà Tĩnh) lần lượt bị chết, mức độ thiệt hại lên đến hơn 80%.

Thời gian gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản của hơn 20 hộ dân vùng ven các con sông ở xã Kỳ Hà (TX. Kỳ Anh - Hà Tĩnh) phát triển mạnh. Các hộ dân mạnh dạn đầu tư lồng bè, đưa các giống mới như cá chẽm, cá chim trắng, hàu đại dương, vẹm xanh… vào nuôi trồng, phát triển kinh tế. Nhiều hộ nhờ đó mà thoát nghèo, vươn lên khá giả.

Năm 2019, các hộ dân cũng mạnh dạn đầu tư kinh phí để bắt đầu mùa vụ mới, nhưng những trận mưa lớn vừa qua đã khiến hàng trăm tấn thủy sản bị chết, hư hại.

Theo lời kể của người dân, những ngày qua, sau mưa lũ nhiều con vẹm, hàu có hiện tượng há miệng (đã chết), tình trạng nhanh chóng lan rộng.

Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

Sau đợt mưa lũ vừa qua, hơn 8 vạn con hàu giống của gia đình anh Dương đã bị chết hàng loạt.

Anh Trần Dương (thôn Bắc Hà, xã Kỳ Hà), một người nuôi thủy sản chia sẻ: "Mới đây, tôi mua hơn 8 vạn con giống hàu đại dương, vừa gây giống để nuôi vừa cung cấp giống cho bà con trong xã. Nhưng mấy ngày qua, hàu giống chết sạch, bè nuôi cũng bị bão, nước lũ đánh hư hỏng, ước thiệt hại gần 80 triệu đồng.

“Trong thôn hầu như hộ nuôi nào cũng gặp tình trạng tương tự. Thấy hàu và vẹm chết quá nhiều, tôi tìm cách liên hệ với các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để họ vớt vát một ít vốn, nhưng số lượng tiêu thụ không được nhiều, mỗi ngày chỉ ước chừng hơn 2 tấn. Và giá cũng chỉ được khoảng 2 triệu đồng/1 tấn, chưa bằng 1/10 so với giá trị thương mại” - anh Trần Dương nói thêm.

Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

Lồng, bè nuôi trồng thủy sản dưới chân núi Cao Vọng bị bão, lũ cuốn hư hỏng nặng.

Chúng tôi ra vùng nuôi trồng thủy sản dưới chân núi Cao Vọng, trước mắt là cảnh hoang tàn của những cây tre còn sót lại, vướng vào nhau sau khi bị nước lũ cuốn.

Cả gia đình anh Trần Xuân Lĩnh đang cố vớt vát, kéo lên những mẻ vẹm xanh, hàu đại dương đã chết từ dưới đáy sông lên thuyền.

Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

Gia đình anh Trần Xuân Lĩnh cố vớt vát số hàu, vẹm để bán cho các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi.

Anh Lĩnh cho hay, giữa tháng 2, tôi thả hơn 4 vạn hàu giống và làm bè, thả dây nuôi vẹm (nuôi vẹm không cần thả giống, vẹm tự nhiên sẽ tự bám vào các sợi dây mà người nuôi thả xuống sông).

Tổng chi phí đầu tư cũng hết gần 200 triệu đồng. Các giống hàu, vẹm phát triển tốt, sản lượng ước đạt khoảng 20 tấn hàu, vẹm thương phẩm, khoảng hơn 1 tháng nữa là bắt đầu có thể thu hoạch. Nếu thuận lợi gia đình có thể thu về từ 300 – 350 triệu đồng, nhưng nay coi như mất trắng. Chúng tôi cố vớt để bán cho các công ty làm thức ăn chăn nuôi, may mắn thì thu được khoảng 10 - 20 triệu đồng.

Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

Ông Hoàng Văn Thường cho biết, hàu phát triển rất tốt, chỉ khoảng từ 1 đến 2 tháng nữa là có thể thu hoạch, giá hàu thương phẩm trung bình từ 20 - 25 nghìn đồng/1kg.

Hộ ông Hoàng Văn Thường cũng rơi vào cảnh tương tự, 3 lồng cá chim trắng đuôi vàng với 1 tấn cá thương phẩm cùng với hàng chục tấn vẹm, hàu trên diện tích 400 m2 mặt nước bị trôi, chết hoàn toàn, tổng thiệt hại lên đến gần 200 triệu đồng.

Theo kinh nghiệm trong nghề nuôi trồng thủy sản của mình, ông Thường cho hay, đợt mưa vừa rồi quá lớn, nguồn nước vùng nuôi trồng bị giảm độ mặn. Môi trường sống của các loại thủy sản bị thay đổi đột ngột đã ảnh hưởng đến khả năng thích nghi, sức đề kháng của các loại thủy sản, dẫn đến chết hàng loạt.

Hàng trăm tấn thủy sản chết dần, người nuôi điêu đứng

Bè nuôi của gia đình ông Thường đã được kéo vào âu thuyền để khắc phục, sửa chữa, chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo.

Ông Nguyễn Hồng Chung - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hà cho biết, toàn xã hiện có khoảng 25 hộ nuôi trồng thủy sản tại 2 vùng là dưới chân núi Cao Vọng và dưới chân cầu Sông Vịnh. Sau đợt mưa lũ vừa qua, khi lượng nước ngọt đổ về quá lớn và dồn dập khiến lồng, bè cá bị đánh hư hỏng, thủy sản cũng hư hại, chết nhiều với mức độ khoảng hơn 80%. Hiện nay, các loại thủy sản vẫn đang tiếp tục bị chết và có khả năng chết trắng hoàn toàn.

“Nguyên nhân theo nhận định của nhiều người dân có thể là do bị sốc nước ngọt. Hiện xã đang tiến hành tổ chức thống kê để báo cáo các cấp, ngành và tìm rõ nguyên nhân chính xác; đồng thời, kiến nghị và kêu gọi chính sách hỗ trợ người dân để họ tiếp tục sản xuất các vụ tiếp theo” - ông Chung cho biết thêm.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.