Ông Hoàng Văn Sơn – PGĐ Sở KH&ĐT báo cáo dự thảo Đề án Phát triển KTTT tỉnh đến 2020.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Nghị quyết 122/2010/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Đề án phát triển kinh tế tập thể (KTTT) Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2015, khu vực KTTT mà nòng cốt là HTX có những chuyển biến tích cực.
Ông Nguyễn Văn Việt – Giám đốc Sở NN&PTNT: Hà Tĩnh hiện có 779 HTX nông nghiệp, chiếm 59,5%. Đa phần HTX nông nghiệp còn kém hiệu quả, do vậy cần củng cố, nâng cao HTX hiện có, thành lập mới phải đi đôi với chất lượng, chú trọng xây dựng HTX điển hình.
Tuy nhiên, KTTT tỉnh vẫn còn nhiều tồn tại, chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh địa phương. Do vậy, việc xây dựng, ban hành Đề án phát triển KTTT tỉnh đến 2020 rất cần thiết.
Ông Phan Cao Thanh – Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy: Trong dự thảo đề án phần đánh giá kết quả hoạt động của các HTX, tỷ lệ khá tốt và yếu kém chưa sát đúng với tình hình thực tế.
Đề án nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại trong phát triển KTTT mà nòng cốt là các HTX từ khi Luật Hợp tác xã 2012 có hiệu lực đến nay; phân tích nguyên nhân và đưa ra chỉ tiêu, giải pháp phát triển KTTT tỉnh đến 2020, từng bước đưa khu vực KTTT thoát khỏi tình trạng yếu kém; phát huy hơn nữa vai trò, vị trí và tầm quan trọng của KTTT trong quá trình phát triển của tỉnh.
Ông Trần Viết Hậu – Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Cần bổ sung vào đề án chỉ tiêu về chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, HTX.
Đề án dự thảo nêu rõ mục tiêu phát triển KTTT đến 2020 là đẩy mạnh củng cố, phát triển các loại hình KTTT, HTX; khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng hoạt động của KTTT; tạo chuyển biến tích cực trong KTTT, góp phần xây dựng NTM, gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống thành viên và cộng đồng...
Ông Đặng Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Số lượng HTX nhiều nhưng hoạt động hiệu quả rất ít. Sau khi ban hành đề án, cần ban hành bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá đúng thực chất hoạt động của HTX; xem đây là một trong những điều kiện để HTX thụ hưởng các chính sách hỗ trợ.
Kết luận cuộc họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Nam Hồng nhấn mạnh dự thảo cần tính đến hướng phát triển KTTT Hà Tĩnh cho những năm tiếp theo.
Đề án cần làm rõ các chỉ tiêu như: phấn đấu đến 2019 giải quyết dứt điểm các THT, HTX hình thức; phấn đấu tăng thêm HTX trên mọi lĩnh vực nhưng phải thực chất, hiệu quả, bền vững và đúng luật; phấn đấu đưa ra tỷ lệ về tình hình hoạt động của HTX; phấn đấu đưa ra tỷ lệ cán bộ HTX có trình độ chuyên môn phù hợp...
Để triển khai hiệu quả đề án, cần tập trung đẩy mạnh tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh; tăng cường công tác tuyên truyền; nâng cao vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị đối với KTTT; nâng cao năng lực nội tại các HTX; ban hành, triển khai các cơ chế, chính sách phát triển các HTX như: hỗ trợ thành lập mới, hỗ trợ xây dựng HTX kiểu mới điển hình hoạt động sản xuất theo cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị; chính sách với HTX dịch vụ nông nghiệp, HTX môi trường, chính sách tín dụng...
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu ban soạn thảo tiếp thu ý kiến các đại biểu, hoàn chỉnh nội dung dự thảo đề án để trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết trong kỳ họp tới.
Thời gian qua, tỉnh đã ban hành hệ thống cơ chế sách hỗ trợ phát triển KTTT tương đối đồng bộ. Từ 2010 đến nay đã hỗ trợ 237.602,6 triệu đồng, bao gồm hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cho HTX; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, khuyến công; hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật; thành lập mới... Tuy nhiên, hoạt động của KTTT Hà Tĩnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Đóng góp của KTTT vào thu ngân sách thấp, tỷ trọng trong cơ cấu GDP của tỉnh có chiều hướng tăng nhưng còn thấp; số lượng HTX, THT tăng nhanh nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, quy mô nhỏ lẻ; năng lực của cán bộ HTX yếu kém; ngành nghề hạn hẹp; thiếu vốn sản xuất; QLNN về KTTT chưa đáp ứng yêu cầu... |