Lao động "chui" ở Angola: Ác mộng miền đất hứa!

(Baohatinh.vn) - Do hoàn cảnh khó khăn, nhiều lao động Hà Tĩnh đã sang Angola lao động “chui” với tham vọng đổi đời. Thế nhưng, đã có không ít lao động phải bỏ mạng nơi xứ người do bị cướp sát hại, hoặc bệnh tật, tai nạn giao thông…

Lao động “chui” ở Angola: Ác mộng miền đất hứa!

Các cơ quan, chính quyền, đoàn thể tới thăm hỏi, động viên gia đình anh Nguyễn Trọng Đức và chị Trần Thị Thu Hường cùng ở thôn Phượng Sơn, xã Trường Lộc (Can Lộc) bị cướp sát hại tại nước Cộng hòa Angola ngày 20/5.

Sau vụ việc anh Nguyễn Trọng Đức (SN 1974) và chị Trần Thị Thu Hường (SN 1979) cùng ở thôn Phượng Sơn, xã Trường Lộc (Can Lộc) bị cướp sát hại tại nước Cộng hòa Angola ngày 20/5, không khí tang thương bao trùm lên ngôi nhà của 2 nạn nhân xấu số. Chị Hường là chị dâu của anh Đức, cả hai đều là những trụ cột của gia đình. Nguồn thu nhập chính chủ yếu chờ vào đồng lương lao động từ nước ngoài gửi về.

Thông tin về cái chết của các nạn nhân là cú sốc lớn, là nỗi đau không thể bù đắp đối với người thân. Đến nay, thi thể của 2 nạn nhân vẫn chưa thể đưa về nước an táng khiến cho toàn thể gia đình vô cùng lo lắng.

Lao động “chui” ở Angola: Ác mộng miền đất hứa!

Chị Phan Thị Hiếu (vợ anh Đức, người bên phải) chỉ mong sớm đưa thi thể chồng và chị dâu về quê an táng

Nén nỗi đau vào trong, chị Phan Thị Hiếu - vợ anh Nguyễn Trọng Đức kể về hoàn cảnh khiến chồng và chị dâu phải lặn lội xứ người. Chị kể: Do cuộc sống khó khăn, trước đó, 2 vợ chồng chị phải vào miền Nam làm ăn. Chị và con gái học lớp 6 vẫn đang thuê nhà trọ trong Đồng Nai để ở. Năm 2016, sau một thời gian làm thuê ở miền Nam, anh Đức bàn với vợ vay tiền để làm hồ sơ đi XKLĐ tại Angola với mong muốn cuộc sống bớt khổ. Sang Angola làm việc, bao nhiêu tiền dành dụm được, anh Đức đều gửi về cho vợ trả nợ".

Cách đây gần 1 năm, anh Đức bàn chị Hường sang làm việc tại Angola kiếm tiền về nuôi con. Chị Hường gửi hai con nhỏ về cho ông bà ngoại ở xã Song Lộc nhờ chăm sóc để đi.

“Mới sang Angola làm việc được 2 tháng thì chị Hường nhận tin chồng là anh Nguyễn Trọng Tuấn ở nhà mất do vết thương tái phát. Anh Tuấn cũng từng làm việc tại Angola. Năm 2011, do bị cướp ở Angola tấn công dẫn đến tàn phế nên anh trở về quê sinh sống. Vì mới sang, chưa dành dụm được tiền nên biết tin chồng mất mà chị Hường không thể về quê chịu tang. Nay chị Hường lại bị sát hại, hai đứa con thành mồ côi cả bố và mẹ”, chị Hiếu ngậm ngùi.

Lao động “chui” ở Angola: Ác mộng miền đất hứa!

Đại diện Sở LĐ-TB&XH thăm hỏi và hỗ trợ ban đầu cho thân nhân anh Đức và chị Hường

Không chỉ anh Đức và chị Hường mà từ trước đến nay đã có nhiều người phải bỏ mạng ở "miền đất hứa" Angola.

Cuối năm 2016, chị Hoàng Thị Văn (SN 1987) ở thị trấn Thiên Cầm (Cẩm Xuyên) đang làm việc ở Angola đã đã bị một toán cướp vào phòng trọ, phá cửa cướp tài sản, rồi tẩm xăng đốt. Chị bị thương nặng rồi tử vong ngay sau đó.

Trước đó, tháng 3/2016, anh Đặng Quốc Nghĩa (SN 1972) ở xã Cẩm Nam (Cẩm Xuyên) và anh Nguyễn Viết Hậu (SN 1983) ở xã Sơn Thọ (Vũ Quang) trong lúc lao động tại Angola đã bị một nhóm cướp ngoại quốc có vũ trang tới “xin” tiền. “Xin” không được, nhóm cướp đã ra tay sát hại cả 2 anh.

Lao động “chui” ở Angola: Ác mộng miền đất hứa!

Sở LĐ-TB&XH đã tổ chức nhiều hội nghị thông tin thị trường lao động và tuyên truyên cho lao động không đi XKLĐ bất hợp pháp

Theo Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có gần 4.000 lao động đang sinh sống và làm việc tại Angola, chủ yếu đi theo con đường du lịch, thăm thân. Thời gian qua, tại Angola đã xảy ra không ít vụ việc người lao động Hà Tĩnh bị tử vong do bị cướp, bệnh tật và tai nạn giao thông. Mặc dù luôn trong tình trạng lo lắng, bất an, nhưng vì nhiều lý do, người lao động Việt Nam vẫn bám trụ tại đó.

Ông Đặng Văn Dũng - Trưởng phòng Lao động - Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) cho rằng: Lao động đang làm việc tại Angola hết sức khó khăn bởi tình hình bất ổn về an ninh, tỷ giá đồng quan (tiền Angola) so với USD giảm mạnh.

“Nhiều chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh người Việt Nam cũng như của Hà Tĩnh và người lao động muốn về nước nhưng chưa thể vì họ đang cố níu kéo kinh doanh để thu hồi vốn và người lao động thì cố làm việc để trả nợ”, ông Dũng cho biết thêm.

Cũng theo ông Dũng, để hạn chế lao động sang làm việc “chui” tại Angola nói riêng và một số thị trường lao động khác, Sở LĐ-TB&XH đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu được thị trường lao động phức tạp ở Angola.

Tỉnh đã và đang kêu gọi thu hút đầu tư các dự án để tạo nhiều việc làm cho lao động. Thời gian tới, tỉnh sẽ ban hành một số chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các cơ quan của Bộ LĐ-TB&XH tìm kiếm, mở rộng thị trường để đưa lao động sang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Những ngày này, bà con làng xóm, cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể xã Trường Lộc thường xuyên đến chia buồn và động viên gia đình 2 nạn nhân. Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH cũng đã trực tiếp đến thăm hỏi và hỗ trợ gia đình 2 nạn nhân 5 triệu đồng.

Chủ đề Làng nghề LĐVL

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.