Lấy mẫu phân tích, sớm làm rõ nguyên nhân cá chết trên sông Nghèn

(Baohatinh.vn) - 50 tấn cá chẽm nuôi lồng bè trên sông Nghèn của nhiều hộ dân ở xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị chết nghi do sốc nước, gây thiệt hại hàng tỷ đồng.

Lấy mẫu phân tích, sớm làm rõ nguyên nhân cá chết trên sông Nghèn

Các lồng bè nuôi cá ở sông Nghèn đoạn dưới cống bara Đò Điệm.

Sáng 6/10, người dân thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà ra thăm lồng nuôi cá chẽm (cá vược) trên sông Nghèn đoạn phía dưới cống bara Đò Điệm thì phát hiện cá có hiện tượng bị sốc nước, nổi trắng lồng.

Ông Nguyễn Thành Vinh (SN 1964, thôn Sông Hải, xã Thạch Sơn) cho hay: Lúc 4h sáng, ra thăm lồng để chuẩn bị cho cá ăn thì nhận thấy dấu hiệu bất thường khi cá nổi đầy lên mặt nước. Rất nhanh sau đó, số cá chẽm nuôi trong 5 lồng bè bắt đầu bị chết. Ngay khi phát hiện sự việc, gia đình cố gắng vớt số cá lên đưa đi cấp đông và gọi thương lái tới thu mua nhằm giảm bớt thiệt hại.

Lấy mẫu phân tích, sớm làm rõ nguyên nhân cá chết trên sông Nghèn

Số cá chẽm bị chết trắng lồng nuôi.

Theo ông Vinh, số cá chẽm đã được gia đình thả nuôi từ 1 – 3 năm với trọng lượng từ 0,8 – 2,5kg/con. Thời điểm này, số cá trong 5 ô lồng nuôi ước chừng 500kg và với giá thị trường hiện nay từ 170.000 – 180.000/kg, gia đình thiệt hại khoảng 100 triệu đồng.

Không riêng gia đình ông Vinh, tất cả cá chẽm ở các lồng bè của các hộ dân thôn Sông Hải nuôi lồng bè trên sông Nghèn đoạn dưới cống bara Đò Điệm đều bị chết.

Thống kê thiệt hại ban đầu của UBND xã Thạch Sơn cho thấy, có 53 hộ dân nuôi cá chẽm trong hơn 200 ô lồng trên sông Nghèn bị chết trắng với số lượng 50 tấn.

Người dân nuôi cá lồng bè ở xã Thạch Sơn thông tin, trước thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết, bara Đò Điệm mở cống điều tiết nước. Tuy nhiên, vào sáng 6/10, lưu lượng xả lớn và nước có màu đục hơn so với bình thường.

Lấy mẫu phân tích, sớm làm rõ nguyên nhân cá chết trên sông Nghèn

Nước trong các lồng nuôi có màu đục.

Theo nhận định của người dân, do lượng nước ngọt từ bara Đò Điệm đổ về lớn khiến môi trường nuôi trong các lồng bè thay đổi đột ngột, kết hợp với việc nguồn nước có thể bị ô nhiễm nên cá bị sốc nước.

Lấy mẫu phân tích, sớm làm rõ nguyên nhân cá chết trên sông Nghèn

Chính quyền địa phương cử lực lượng hỗ trợ người dân thu vớt cá.

Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn Trần Hữu Nghĩa cho hay: Ngay khi nhận thông tin về sự việc, xã đã huy động nhân lực hỗ trợ người dân thu vớt cá từ các lồng bè lên bờ và kêu gọi người dân chung tay “giải cứu” số cá bị chết nhằm giúp người dân giảm bớt thiệt hại.

Video: Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn nói về hiện tượng cá chết.

Ông Trần Hữu Nghĩa nói rằng trong 50 tấn cá chẽm nuôi lồng bè trên sông Nghèn bị chết, phần lớn đã có thể thu hoạch. Trước thời điểm cá chết, chính quyền địa phương đã thông báo, thậm chí khuyến cáo, vận động người dân thu hoạch với số cá đã đạt trọng lượng. Tuy nhiên, các hộ dân vẫn chần chừ chưa xuất bán và cố gắng nuôi thêm thời gian nữa.

“Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè ở dưới cống bara Đò Điệm bị chết. Đã vào mùa mưa bão nên xã liên tục thúc giục bà con thu hoạch nhằm tránh xảy ra sự cố đáng tiếc. Cá chết gây thiệt hại lớn cho người dân địa phương”, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn nói thêm.

Lấy mẫu phân tích, sớm làm rõ nguyên nhân cá chết trên sông Nghèn

Người dân chung tay giải cứu số cá chết giúp bà con.

Ông Nguyễn Công Hoàng - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay: Sau khi nhận được thông tin cá nuôi lồng bè của người dân thôn Sông Hải nuôi trên sông Nghèn bị chết, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị chuyên môn của huyện Thạch Hà và xã Thạch Sơn xuống kiểm tra, lấy mẫu nước và mẫu cá tại các lồng nuôi để tiến hành phân tích, làm rõ nguyên nhân.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Hà Tĩnh 24h

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.