Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

(Baohatinh.vn) - Người dân thôn Hoa Thị, xã biên giới Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xây dựng được thương hiệu mật ong, từ đó nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Nuôi ong lấy mật đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền).

Trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền) nuôi ong theo phương thức truyền thống, nguồn mật chủ yếu tiêu thụ trong tỉnh, giá cả không ổn định.

Đầu năm 2023, được các cấp tuyên truyền, vận động, ông Thắng và 6 hộ nuôi ong khác ở thôn Hoa Thị đã quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu để xây dựng thương hiệu, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Gia đình ông Nguyễn Văn Thắng ở thôn Hoa Thị (xã Thọ Điền) hiện nuôi 60 đàn ong.

Ông Thắng cho biết: “Đầu năm 2023, chúng tôi đã quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu. Sau khi tổ đi vào hoạt động ổn định, chúng tôi đã xây dựng sản phẩm OCOP và hiện các hồ sơ đã hoàn thiện, dự kiến sẽ được thẩm định vào cuối tháng 12 này. Từ khi xây dựng thành công thương hiệu mật ong Minh Châu, bà con trong tổ không còn lo lắng về đầu ra, giá cả như những vụ trước”.

“Gia đình tôi hiện nuôi 60 đàn ong, bình quân mỗi năm cung cấp ra thị trường hơn 500 lít mật. Trước đây khi chưa tham gia vào tổ hợp tác, gia đình chỉ bán mật với giá 200 nghìn đồng/lít, tuy nhiên, từ khi tham gia vào tổ, giá mật đạt 250 nghìn đồng/lít và sản phẩm đã có chỗ đứng trên thị trường” - ông Thắng chia sẻ thêm.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Tham gia vào tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu, sản phẩm mật ong của bà con thôn Hoa Thị ngày càng được tiêu thụ rộng rãi.

Không chỉ gia đình ông Thắng hưởng “lợi ích kép” từ việc tham gia vào tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu mà các thành viên còn lại của tổ đều phấn khởi khi sản phẩm thu hoạch đến đâu tiêu thụ hết tới đó, giá cả ổn định, mang về nguồn thu cao.

Được biết, hiện tổ có gần 300 đàn ong, dự kiến những mùa tới, tổ sẽ tăng đàn và thành viên tham gia để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Ông Nguyễn Văn Minh - thành viên tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu cho biết: “Mùa thu hoạch mật ong vừa rồi, sản phẩm mật ong của gia đình được khách ở Đà Nẵng thu mua hết. Nhờ đảm bảo kỹ thuật nuôi mà các cấp hướng dẫn nên 50 đàn ong của gia đình luôn cho chất lượng mật tốt, được khách hàng tin tưởng. Có thể nói, tham gia vào tổ hợp tác đã giúp sản phẩm mật của thôn biên giới Hoa Thị có cơ hội tiếp cận được nhiều thị trường tiềm năng”.

Cũng theo ông Minh, vụ mật vừa rồi, gia đình ông cung cấp ra thị trường hơn 400 lít mật, khác với những hộ nuôi khác. Nếu đa số người dân bán 180 - 200 nghìn đồng/lít mật thì gia đình ông Minh nhờ xây dựng được thương hiệu nên bán với mức giá 250 nghìn đồng/lít, đem về nguồn thu nhập gần 100 triệu đồng.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ mật ong để nâng cao thu nhập

Hiện, các thành viên tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu đang hoàn thiện hồ sơ xây dựng sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Ông Nguyễn Đăng Nhàn - Chủ tịch UBND xã Thọ Điền cho biết: Toàn xã hiện có trên 100 hộ nuôi ong, với gần 1.700 đàn. Trong đó, tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu đang hỗ trợ tổ xây dựng sản phẩm OCOP nhằm nâng cao thương hiệu.

Để nghề nuôi ong lấy mật ở địa phương phát triển, sản phẩm ngày càng vươn ra các thị trường lớn, địa phương đang vận động các hộ tham gia tổ hợp tác để đồng nhất chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Bà Nguyễn Thị Lương - Phó Chánh Văn phòng NTM huyện Vũ Quang cho biết: “Qua tham quan, kiểm tra, chúng tôi đánh giá cao quy trình nuôi, thu hoạch mật của tổ hợp tác nuôi ong Minh Châu. Huyện đang hỗ trợ tổ xây dựng sản phẩm OCOP để giúp bà con nâng cao thu nhập. Đồng hành cùng người dân trên hành trình “nâng tầm” sản phẩm nông nghiệp của địa phương, những năm qua, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho bà con như: hỗ trợ kỹ thuật, quy trình, hồ sơ... để xây dựng sản phẩm OCOP; hỗ trợ số tiền 30 triệu đồng khi sản phẩm đạt chuẩn. Đây cũng là giải pháp giúp người dân yên tâm phát triển đàn ong, góp phần đảm bảo tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.