Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

(Baohatinh.vn) - Sáng nay (29/10), trên địa bàn Lộc Hà (Hà Tĩnh) có mưa lớn, công tác ứng phó với một đợt thiên tai mới đã được các địa phương chuẩn bị chu đáo từ trước đó nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản.

Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

Hộ Độ đưa thuyền cứu hộ, cứu nạn được tài trợ về để sẵn sàng phục vụ cho đợt mưa lụt mới.

Là địa phương bị ngập nặng trong đợt mưa lụt lịch sử cách đây một tuần và nguy cơ tái ngập lụt là rất lớn nên công tác ứng phó với mưa lụt, triều cường đã được xã Hộ Độ chuẩn bị chu đáo và cơ bản hoàn tất từ chiều hôm qua.

Ông Trương Bá Khanh - Chủ tịch UBND xã Hộ Độ cho biết: “Nếu xẩy ra lượng mưa như dự báo (400 - 500 mm) thì xã chúng tôi sẽ bị ngập bởi địa bàn thấp trũng, hệ thống đê điều chưa hoàn thiện, đang trong đợt triều cường lên và hồ Kẻ Gỗ xả lũ. Để hạn chế tối đa thiệt hại, chúng tôi đã lên phương án di dời dân ở các vùng thấp trũng và cung cấp đủ lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân vùng có nguy cơ cao, nhất là thôn Nam Hà.

Đặc biệt, rút kinh nghiệm từ đợt mưa lụt trước, xã Hộ Độ đã thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở người dân không được chủ quan; đưa 16 thuyền đánh cá ngoài sông của người dân vào trong đê để sẵn sàng sử dụng, lắp đặt máy móc 5 thuyền mới được các nhà hảo tâm tài trợ; chuyển vị trí trung tâm ứng cứu lên nơi cao ráo để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn…”.

Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

Các cống ngăn mặn, giữ ngọt thường xuyên có người quan sát mực nước để xả lũ hiệu quả.

Không chỉ Hộ Độ mà tất cả các địa phương khác trên địa bàn Lộc Hà cũng đã chủ động phương án ứng phó với đợt thiên tai mới. Các xã ven biển đã bố trí đầy đủ người vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt để theo dõi triều cường, xả lũ kịp thời.

Ông Văn Thành Đô - Chủ tịch UBND thị trấn Lộc Hà cho biết thêm: “Đợt mưa lụt mới thiệt hại nhiều hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả hoạt động của các cống xả lũ nên chúng tôi đã bố trí người thường xuyên túc trực thường xuyên để vận hành các cống Cửa Chùa, Trung Nghĩa, Phú Mậu, Bời Lời, Bình Định”.

Ngoài ra, các địa phương ở Lộc Hà cũng đã cấp phát hết quà, gạo hỗ trợ và hợp đồng với các đại lý bán lương thực, thực phẩm để sẵn sàng cung cấp, không để xẩy ra thiếu đói nếu lũ lụt tiếp diễn. Hàng trăm phương tiện và gần 1.000 người thuộc các lực lượng cũng đã được chuẩn bị, sẵn sàng điều động khi có tình huống xấu xẩy ra.

Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

Các địa phương đang gấp rút vớt, xử lý bèo tây ngăn cản dòng chảy thoát lũ (Ảnh chụp ở xã Phù Lưu)

Để tiêu lũ hiệu quả, 4 ngày vừa qua, các địa phương ở Lộc Hà đã tập trung ra quân vớt, xử lý 200 tấn bèo tây bị mắc kẹt tại các cống thoát lũ, mương tiêu nước trên địa bàn. Nhờ vậy, dòng chảy đã thông suốt từ các xã Hồng Lộc, Tân Lộc, Ích Hậu, Phù Lưu xuống sông Hộ Độ, hạn chế tối đa sự cản trở dòng chảy.

Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

Các công trình bị hư hỏng do đợt mưa lụt trước đã được khắc phục tạm thời để đảm bảo an toàn, hạn chế hư hỏng thêm. Trong ảnh: Đắp đường Phù Lưu - thị trấn Lộc Hà, đoạn qua xã Thạch Mỹ bị sạt lở.

Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Văn An cho biết: “Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, ngay trong sáng nay, chúng tôi đã chỉ đạo các xã ven biển sẵn sàng phương án, phương tiện, địa điểm, lương thực để sơ tán gần 800 người dân khi có triều cường, ngập lụt. Đặc biệt, trước nguy cơ sạt lở đất, các xã Hồng Lộc, Thịnh Lộc, Tân Lộc đang khẩn trương chuẩn bị phương án sơ tán hơn 200 người dân ở những vùng xung yếu đến nơi an toàn.

Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

Tại khu vực núi Bằng Sơn (thị trấn Lộc Hà) đã xuất hiện 4 điểm sạt lở dọc theo tuyến đường lên chùa Kim Dung; còn các điểm Rú Bin (xã Hồng Lộc) và rú Mã (xã Tân Lộc) cũng đang đứng trước nguy cơ có thể xảy ra sạt lở nếu mưa lớn kéo dài như hiện nay. Ảnh Trâm Anh.

Lộc Hà chủ động lực lượng, phương tiện ứng phó nguy cơ sạt lở, triều cường

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Lộc Hà đã nhanh chóng chỉ đạo triển khai di dời dân đối với các vùng trọng yếu, có nguy cơ cao sạt lở và ngập nặng. Ảnh Trâm Anh

Ông Võ Tá Bình - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà cho biết thêm: “Theo dự báo, hoàn lưu bão số 9 sẽ gây mưa to và nguy cơ tái ngập lụt trên địa bàn khá cao. Vì vậy, chúng tôi đã xây dựng các phương án, kế hoạch và chủ động ứng phó trên tinh thần “4 tại chỗ”. Đặc biệt, chúng tôi đã xây dựng phương án huy động 20 xe ô tô, hơn 100 thuyền loại nhỏ nhẹ và hàng trăm tấn nhu yếu phẩm để sẵn sàng sơ tán dân khi cần thiết”.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Giá vàng giảm xuống thấp nhất gần 2 tháng

Theo các chuyên gia, giá vàng hạ nhiệt do đồng USD mạnh lên sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, đồng thời chịu áp lực do lập trường ủng hộ bitcoin của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.