“Sau những vụ ly hôn được phán quyết là những câu chuyện buồn về con trẻ. Dù ở bất cứ lứa tuổi nào, đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng nhất định tới cuộc sống, tâm lý và gây ra nhiều hệ luỵ trong tương lai” - Chánh án TAND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) Trần Thị Minh Tâm chia sẻ.
Chị Lê Thị S. (xã Kỳ Phú, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hỏi: Vợ chồng tôi cùng cư trú tại huyện Kỳ Anh. Năm 2021, chồng tôi đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Do mâu thuẫn vợ chồng nên tôi muốn ly hôn nhưng anh ấy không đồng ý. Vậy, tòa án cấp nào có thẩm quyền giải quyết và tống đạt cho chồng tôi bằng cách nào?
Sau 3 năm ròng rã, cuối cùng, chị P.M.L. (trú TP Hà Tĩnh) đã chính thức được pháp luật công nhận về việc xác định cha cho con. Quyết định của Tòa án nhân dân (TAND) thành phố Hà Tĩnh không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà quan trọng hơn, đó là “tấm vé bảo hộ” cho danh dự, nhân phẩm của mẹ con chị…
Vụ án dân sự phân chia tài sản sau ly hôn do Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thạch Hà thụ lý đã trở thành câu chuyện hy hữu trong lịch sử tố tụng ở Hà Tĩnh khi cả nguyên đơn lẫn bị đơn đề nghị bắt cá dưới hồ để đong đếm, phân định.
Cầm trên tay quyết định ly hôn của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh), người phụ nữ vội vàng dắt theo đứa trẻ trở về nhà. Cuộc hôn nhân hơn 10 năm đặt dấu chấm hết cũng đồng nghĩa với quá khứ khổ đau đã khép lại…
Giờ nghị án, khi được người em họ thông tin: do biến chứng của bệnh tiểu đường, đôi mắt của mẹ ruột đã bị mờ, sắc mặt bị cáo Nguyễn Văn Bình (SN 1972, trú xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) trở nên nhợt nhạt, toàn thân như muốn ngã khuỵu…
Mâu thuẫn sau ly hôn khiến Trương Hữu Trung (SN 1981, trú phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) bức xúc, dùng dao chém vào người vợ cũ. Nhát dao như cứa sâu thêm vào những vết rạn vốn đã tồn tại, để rồi người chịu tổn thương về thể xác và tinh thần, kẻ vướng vào con đường tù tội.
Do mâu thuẫn sau ly hôn, Trương Hữu Trung (SN 1981, trú phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) đã dùng dao gây thương tích cho vợ cũ và bị Tòa án nhân dân TP Hà Tĩnh xử phạt 8 tháng tù giam về tội danh “Cố ý gây thương tích”.
Hơn 1 năm có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2021), Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án đã góp phần giải quyết triệt để, hiệu quả nhiều tranh chấp; tạo sự thân thiện, đồng thuận; tiết kiệm chi phí, thời gian của đương sự lẫn các cơ quan tiến hành tố tụng ở Hà Tĩnh.
Chứng kiến vẻ lo lắng, tất bật của bố khi liên tục hỏi công an viên về việc sắm sửa những đồ dùng cần thiết cho mình trước khi vào trại giam, Đường Thanh Sang (SN 1990), trú tại thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) nghẹn ngào không thốt nên lời…
“Chỉ mong đừng ai mắc phải sai lầm như tôi để rồi phải đánh đổi cả gia đình và hạnh phúc đã dày công vun đắp…” - Lê Như Khoa (SN 1989, trú thôn Nam Lĩnh, xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) chua chát nói lời sau cùng tại tòa án.
Giờ nghị án, trong vòng tay ôm chặt của người thân, Trần Long Biên (SN 1993, trú xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) càng thấm thía kết cục đắng chát do bản thân gây ra.
Hình ảnh bé gái vóc dáng nhỏ nhắn, đôi mắt trĩu nặng nỗi buồn ngồi đơn độc ở hành lang hội trường xét xử của TAND tỉnh Hà Tĩnh khiến bất cứ ai chứng kiến cũng phải nghẹn ngào, chua xót…
Dùng chai thủy tinh giết vợ nhưng không thành, người chồng bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên án 8 năm tù giam, bồi thường dân sự hơn 61 triệu đồng.
Người ta thường nói, khi yêu chỉ có con tim đập đến mức như si dại. Nhịp đập đó trở thành “lí lẽ” sai khiến con người sẵn sàng dâng hiến dù “chỉ biết đó là em”.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, hạnh phúc gia đình phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ dẫn đến ly hôn. Trong đó, doạ ly hôn là một trong những lý do mà khi đổ vỡ rồi, người trong cuộc mới bàng hoàng tiếc nuối…
Một nền móng vững chãi sẽ là điểm tựa lớn để hôn nhân trụ vững qua những cơn giông bão. Khi vợ chồng nhận thức vai trò, trách nhiệm của chính bản thân mình, biết yêu thương, lắng nghe, chia sẻ để vun vén hạnh phúc, sẽ hạn chế đáng kể tỷ lệ ly hôn.
Ly hôn là dấu chấm hết cho cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn nhưng lại khởi đầu cho những tranh chấp không hồi kết về đất đai, tranh cãi quyền thừa kế và thậm chí cả những vụ giết người thương tâm. Song, chua xót nhất vẫn là việc chia chác con chung, với vết hằn khắc sâu trong tâm trí những đứa trẻ…
Từ thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp trên địa bàn Hà Tĩnh những năm vừa qua cho thấy một thực tế đáng báo động: Tỷ lệ giải quyết án hôn nhân gia đình liên tục gia tăng, chiếm gần 80% tổng số án các loại.
Có muôn vàn lý do để nhiều gia đình đổ vỡ, “tan đàn xẻ nghé”, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng và phổ biến là bạo lực gia đình. Dù gia đình, cộng đồng đã cố gắng ngăn chặn nhưng xu hướng đẩy các cặp vợ chồng trẻ Hà Tĩnh ra tòa vẫn ngày một nhiều hơn...
Tôi đã đọc ở đâu đó rằng “đừng vội vã lấy chồng, đừng vì sợ cô đơn mà vội nắm tay một ai đó, thà ế chồng cũng còn hơn là lấy phải người chồng không ra gì rồi lại ly hôn”. Có lẽ sau lần vấp ngã này em sẽ chín chắn hơn, mạnh mẽ hơn và tôi tin rồi sẽ có người mang lại cho em hạnh phúc.
Khi vợ chồng hết yêu thương, tình cảm bị “rạn vỡ”, dù ở với nhau hay chia tay cũng đều ảnh hưởng đến con cái. Nhiều gia đình cha mẹ vẫn ở với con nhưng cuộc chiến của cha mẹ làm cho con cái vô cùng mệt mỏi...
Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) góp phần không nhỏ trong việc xây dựng tình nghĩa làng xóm trong cộng đồng dân cư, ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật.