Trên thực tế nếu điện thoại thông minh không tồn tại, bạn đã có thể tiêu tốn thời gian của mình vào những việc khác có ích hơn. Bằng những hiểu biết của mình trong việc nghiên cứu về sử dụng ứng dụng, Giám đốc điều hành Jonathan Kay của Apptopia cho biết: "Ban đầu người dùng muốn bị hút vào các ứng dụng mạng xã hội như Instagram, Facebook, Tinder nhưng sau đó các nhà sản xuất sẽ khiến chúng trở thành thú tiêu khiển giống như khi người ta nghiện game vậy". Kay cũng chỉ ra những chiến thuật cụ thể mà các nhà sản xuất đã áp dụng để "gây nghiện" cho người dùng.
Instagram sử dụng tiện ích "Story" để thu hút bạn
Tiện ích "Story" trên Instagram. |
Instagram là một trong những ứng dụng "gây nghiện" nhất hiện nay, bạn có thể bị mắc kẹt trong đó bởi thói quen thích tải ảnh và video của mình lên mạng xã hội này. Bằng những hiệu ứng đẹp mắt của mình, Instagram đã có chiến thuật riêng để giữ chân người dùng tại đây.
Đặc biệt là ở tiện ích "Story" đã được Instagram "bắt chước" Snapchat và cho ra đời vào năm 2016. Với những hiệu ứng khuôn mặt ngộ nghĩnh, các khả năng làm hiển thị vị trí địa lý, nhiệt độ nơi ở của người dùng hay ngay khi bạn vừa mở ứng dụng ra thì tiện ích này sẽ hiện ra đầu tiên - đây là một trong những cách Instagram khuyến khích bạn sử dụng "Story" mọi lúc mọi nơi và đắm chìm trong đó.
Nếu bạn trót bật thông báo cho ứng dụng, bạn có thể liên tục nhận được hàng tá notification liên tục nếu như bạn bè đăng bất cứ thứ gì lên mục "story" hay đang quay "video trực tiếp - live stream" trên Instagram của họ. Hay khi một người bạn nào trên Facebook vừa mới tham gia vào nền tảng này thì Instagram cũng sẽ gửi thông báo đến bạn.
Hàng loạt "thông báo đẩy" kiểu này thường xuyên xuất hiện trên Instagram để nhắc nhở bạn. |
Đằng sau việc hiển thị các thông báo này chính là hành động tiếp cận khách hàng từ các nhà sản xuất ứng dụng thông qua các "thông báo đẩy - Push notification" từ các server đến các thiết bị di động. Theo nghiên cứu của công ty phân tích di động Urban Airship, việc gửi thông báo đẩy hàng tuần có thể tăng gấp đôi số người dùng sử dụng trên các thiết bị iOS và tăng gấp 6 lần trên các thiết bị Android.
Twitter sử dụng một mẹo tâm lý để thu hút bạn
Một trong những phương pháp mà các ứng dụng đều sử dụng để đánh vào tâm lý người dùng chính là sử dụng "tỷ lệ biến thiên" trong tâm lý vào thời gian đợi.
Ví dụ như khi bạn vuốt ngón tay xuống để tải tin tức trên Twitter, vuốt càng nhiều thì thời gian tải sẽ hiện lên "vòng xoay" càng lâu nhưng ứng dụng đang tải nhiều nội dung hơn. Tuy bạn không biết mình sẽ được đọc những tin tức gì nhưng trong tiềm thức vẫn hy vọng có thể xem một cái gì đó mới và ai đó quan tâm đến những gì bạn đăng. Tỷ lệ cũng tính đến trường hợp khi người dùng sử dụng mạng xã hội liên tục hoặc không hề dùng đến.
Biểu tượng "vòng xoay" hiển thị khi đang tải tin tức. |
Chắc chắc không phải mỗi Twitter là mạng xã hội duy nhất sử dụng thủ thuật này, các ứng dụng của Instagram và Facebook cũng đang hoạt động dựa trên "vòng xoay" này.
Facebook tăng lượt người sử dụng thông qua việc kết nối các ứng dụng
Muốn truy cập được ứng dụng phải đăng ký hoặc đăng nhập trước qua Facebook. |
Facebook đã sở hữu Instagram, do đó không có gì ngạc nhiên khi hai ứng dụng này sử dụng các phương pháp để móc nối lẫn nhau và các ứng dụng khác cũng hoạt động dựa theo phương pháp này.
Không những thế Facebook luôn là ứng dụng nằm top 1 được tải miễn phí nhiều nhất trên App Store và tại Mỹ. Một trong những nguyên nhân là do rất nhiều ứng dụng muốn sử dụng đều phải kết nối hoặc đăng nhập thông qua tài khoản Facebook thay vì tạo một tài khoản mới.
Vì vậy việc có một tài khoản Facebook trở thành một tính năng thuận tiện để đăng nhập, Facebook và các ứng dụng khác biến điều đó thành việc "hỗ trợ lẫn nhau" trong việc tăng số lượng người sử dụng trên nên tảng của mình.
Trong những năm gần đây, kể từ khi ra mắt "On this day - Ngày này năm xưa" hay việc thông báo các ngày lễ kỷ niệm như sinh nhật, gia đình, kỷ niệm ngày kết bạn, Facebook cũng tăng thêm đáng kể số lượng người sử dụng các tính năng khác.
Tiện ích gợi lại ky ức như "On this day" được Facebook tung ra để lôi kéo người sử dụng dùng thường xuyên hơn. |
Bằng cách liệt kê cụ thể các bài đăng, hình ảnh, tình bạn để nhắc nhở bạn mỗi ngày, khiến bạn có thói quen mở ứng dụng mỗi ngày để xem mình đã làm gì từ 4 hay 8 năm trước. Với nhiều cách khác nhau, Facebook không chỉ đang trở thành công cụ theo dõi cuộc sống hằng ngày của bạn mà còn là một ứng dụng mang tính truyền thông xã hội.
Các ứng dụng mạng xã hội khác như Twitter, Instagram hay ở Việt Nam có Zalo cũng đang dần sử dụng phương pháp này của Facebook khiến chúng ta ngày càng đắm chìm vào nó, theo cách mà Kay diễn tả là "displaced time - thời gian bị thế chỗ". Nếu bạn nhận thấy mình đang bị đánh trúng tâm lý khi đọc bài phân tích này, rất có thể phải suy nghĩ về việc "cai nghiện" ngay lập tức.