"Mục sở thị" máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

(Baohatinh.vn) - Lần đầu tiên, trên những cánh đồng của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xuất hiện máy cấy lúa. Đây được xem như giải pháp mới cho cơ giới hóa nông nghiệp, vừa góp phần giải phóng sức lao động vừa nâng cao hiệu quả sản xuất cho bà con nông dân.

Trên cánh đồng của xã Quang Lộc, đông đảo bà con nhân dân tập trung nghe cán bộ huyện Can Lộc tập huấn kỹ thuật sử dụng máy cấy và hướng dẫn quy trình kỹ thuật bắc mạ, làm ruộng cấy. “Mục sở thị” máy cấy, bà con nông dân ai nấy đều trầm trồ và bày tỏ nguyện vọng mua thêm máy về sử dụng.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Đông đảo bà con nông dân xã Quang Lộc đến xem trình diễn máy cấy

Ông Đặng Hồng Kiệm – Chủ tịch UBND xã Quang Lộc chia sẻ: “Ưu thế vượt trội của loại máy này là cấy được mạ non, đơn giản, gọn nhẹ, hoạt động được trong nhiều loại địa hình, kể cả ruộng bậc thang. Với máy cấy này, trung bình mỗi giờ cấy được từ 400m2 – 600m2 ruộng tùy theo từng cỡ máy, công suất cấy bằng 8 - 12 lần người cấy bằng tay”.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Máy cấy có giá dao động từ 4 - 12 triệu đồng/máy tùy loại

Theo đó, tính trung bình, với một máy, một ngày và một người có thể cấy được từ 5-8 sào ruộng và chủ động được thời gian cấy, giảm được công vận chuyển mạ, lượng giống, lượng phân và thuốc bảo vệ thực vật, giảm giá thành sản xuất và nâng cao lợi nhuận.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Máy cấy có ưu điểm nhỏ gọn, dễ sử dụng

Không chỉ giải phóng rất nhiều sức lao động cho bà con nông dân, máy cấy lúa không gây ô nhiễm môi trường, góp phần chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, các loại máy cấy lúa có mức giá phù hợp với nguồn tài chính của bà con nông dân. Theo đó, một máy cấy có mức giá dao động từ 4 triệu đến 12 triệu đồng (tùy thuộc vào máy điện hay động cơ - PV). Vì vậy, ngay khi ra mắt tại chân ruộng, nhiều người dân đã đặt mua thêm máy cấy.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Đặc biệt, máy cấy có thể cấy được mạ non, thích hợp với giống lúa ngắn ngày của địa phương

Đến thời điểm này, toàn huyện Can Lộc có 52 máy cấy lúa đã được mua về tận chân ruộng; bao gồm: Quang Lộc (24 máy), Yên Lộc (3 máy), Thanh Lộc (3 máy), Thường Nga (2 máy), Tùng Lộc (17 máy), Song Lộc (3 máy). Để hỗ trợ bà con nông dân trang bị máy cấy lúa nhằm đẩy mạnh việc cơ giới hóa vào đồng ruộng, UBND huyện Can Lộc có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí mua máy cấy cho bà con. Ngoài ra, các xã hỗ trợ 20%, còn lại là kinh phí của bà con nông dân.

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Hướng dẫn kỹ thuật bắc mạ ở sân cho bà con nông dân

Bên cạnh đó, để hướng dẫn bà con ứng dụng máy cấy vào sản xuất, thời gian qua, phòng NN&PTNT huyện Can Lộc phối hợp với Trung tâm chuyển giao khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện tổ chức tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật bắc mạ ở sân, vườn, bờ ruộng lớn; cách tạo ra các dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc bắc mạ; cách gieo mạ, làm ruộng cấy và thực hành máy cấy…

“Mục sở thị” máy cấy trên đồng ruộng Can Lộc

Tập huấn kỹ thuật làm đất bắc mạ

Ngay sau khi được tập huấn kỹ thuật, bà con nông dân huyện Can Lộc đã bước vào công đoạn gieo mạ, làm ruộng để cấy trong vụ xuân này.

Nói về chủ trương đưa máy cấy về đồng ruộng của huyện, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc Phan Văn Cường nhấn mạnh: “Đây là cơ hội tốt để nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng. Từ đó, làm cho chi phí và giá thành giảm, lợi nhuận tăng. Với các máy mua theo chính sách hỗ trợ của huyện, chúng tôi sẽ giao cho tất cả các thôn, xóm ở các xã trên để người dân dùng thử. Sau đó nếu thấy có hiệu quả, huyện sẽ nghiên cứu chính sách hỗ trợ bà con nông dân mua máy trong những mùa sau”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...