Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

(Baohatinh.vn) - Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm khiến cuộc sống của gần 50 hộ dân thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị đảo lộn. Người dân mong mỏi nguồn nước sạch hàng chục năm qua.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Ở thôn Kim Thành, xã Sơn Tây, nhiều hộ phải khoan ít nhất 3 giếng mới có nước không quá ô nhiễm để sử dụng.

Là nhân viên hóa nghiệm ở Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn, chị Nguyễn Thị Uyên (42 tuổi, trú tại thôn Kim Thành) hiểu hơn ai hết về hậu quả của việc sử dụng nước bị ô nhiễm. Thế nhưng, nhà chị lại ở vùng chưa có nước sạch, nỗi lo sử dụng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh luôn canh cánh trong lòng.

“Dù đã khoan 3 giếng trong vườn nhà nhưng đều không sử dụng được vì nước hút lên có màu đen, hôi. Vì thế, gia đình tôi phải dùng chung nước giếng khoan với 3 hộ khác. Đây là giải pháp cực chẳng đã, bởi tốn kém và bất tiện, ống nhựa dẫn nước thường xuyên bị đứt, hôm nào các hộ kia dùng nhiều, chúng tôi chẳng còn nước để lấy” - chị Uyên bức xúc nói.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Để có nước sinh hoạt, gia đình chị Vương Thị Anh phải khoan đến giếng thứ 5 mới có nguồn nước ít hôi và ô nhiễm hơn.

Cũng ở hoàn cảnh tương tự, chị Vương Thị Anh (48 tuổi, trú cùng thôn) thở dài nói: “Khoan đến giếng thứ 5 thì mới có nước ít mùi hôi hơn, nhưng để an toàn gia đình phải lọc nước qua máy nên rất tốn kém. Mỗi tháng mất hơn 1 triệu đồng tiền điện và thay thỏi lọc nước. Thực trạng này kéo dài đã hơn 20 năm qua”.

Thôn Kim Thành, xã Sơn Tây có 394 hộ dân với hơn 1.300 nhân khẩu hiện chưa có nước máy, hằng ngày phải sử dụng nước từ nước giếng đào và giếng khoan để sử dụng, trong đó có gần 50 hộ dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực trạng này đã kéo dài hàng chục năm. Nhiều hộ dân phải dùng chung giếng khoan của các hộ khác vì nước giếng của gia đình ô nhiễm nặng. Đặc biệt, vào những ngày nắng nóng như hiện nay, nhiệt độ tăng cao, nguồn nước khan hiếm càng làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn.

Nói về nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, ông Nguyễn Đình Đông - Trưởng thôn Kim Thành cho biết: “Khu vực này trước đây vốn là nơi đóng quân của một đơn vị quân đội chuyên cung cấp xăng dầu. Năm 1988, sau khi đơn vị này chuyển đi, phần diện tích này được chính quyền địa phương phân chia, bố trí lại đất ở cho nhiều hộ dân. Hiện nay, có khoảng 50 hộ dân của thôn cực kỳ khó khăn về nguồn nước. Nhiều hộ khi sử dụng nước giếng khoan có màu, mùi vị bất thường phải lấp lại, tìm chỗ đất trống xa hơn để khoan nên việc 3 - 5 hộ chung nhau 1 giếng khoan ở Kim Thành là chuyện bình thường”.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Tại thôn Kim Thành, tất cả các hộ dân đều phải dùng máy lọc xử lý nguồn nước đầu vào trước khi sử dụng.

Mong muốn của các hộ dân là có nguồn nước sạch để sử dụng nhưng nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết. Điều đáng nói, địa phương có vị trí giáp ranh với thị trấn Tây Sơn - nơi đứng chân của Nhà máy Nước Tây Sơn nhưng hiện chưa đến 1/10 số dân xã Sơn Tây tại 2 thôn Hà Chua và Khí Tượng có nước máy để dùng (250/2.619 hộ dân được dùng nước máy). Nguyên nhân là do hệ thống đường ống chưa được kết nối với các thôn còn lại của xã.

“Việc mở rộng mạng lưới khách hàng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và là quan tâm hàng đầu của chúng tôi, đặc biệt là đối với những hộ dân có nhu cầu cấp bách về nước sạch. Qua khảo sát, ngoài những hộ có nguồn nước bị ô nhiễm, còn có khoảng 150 hộ khác ở thôn Kim Thành (xã Sơn Tây) có nhu cầu sử dụng nước máy nhưng số tiền lắp đặt đường ống lên tới 2 tỷ đồng, vượt ngoài tầm của Công ty cổ phần Cấp nước Hà Tĩnh nên rất khó thực hiện” - Giám đốc Chi nhánh Cấp nước huyện Hương Sơn Trần Quốc Tuyết cho hay.

Nhiều hộ dân ở Hương Sơn mỏi mòn chờ nước sạch

Nhà máy Nước Tây Sơn thuộc Chi nhánh Cấp nước Hương Sơn chỉ mới cấp nước máy cho 250/2.619 hộ dân xã Sơn Tây.

Theo kế hoạch, năm 2024, xã Sơn Tây phải hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới nâng cao. Trong đó, tiêu chí nước sạch phải đảm bảo 55% số hộ dân trên địa bàn được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung. Hiện nay, chúng tôi đang tập trung nguồn lực, xây dựng kế hoạch, đồng thời phối hợp với đơn vị cấp nước để mở rộng mạng lưới nước sạch đến với người dân trong năm 2023, giải quyết nhu cầu bức thiết cho người dân.

Ông Cao Văn Đức

Chủ tịch UBND xã Sơn Tây

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.