Những “chiến sỹ áo trắng” ở Hà Tĩnh...

(Baohatinh.vn) - “Chiến sỹ áo trắng” đã trở thành tên gọi chung cho cán bộ, nhân viên, y, bác sỹ ở Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung trong một năm ngành y gồng mình vượt qua nhiều thử thách.

Những “chiến sỹ áo trắng” ở Hà Tĩnh...

Một năm, cán bộ, nhân viên ngành y tế đã gồng mình vượt qua nhiều thử thách từ dịch bệnh.

Dịch Covid-19 bùng phát toàn cầu, Hà Tĩnh huy động cả hệ thống chính trị thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch, trong đó, ngành y tế đóng vai trò chủ công. Dưới sự chỉ huy của Sở Y tế, mỗi khối, mỗi đơn vị là một mắt xích trên mặt trận phòng dịch.

Hệ thống y tế dự phòng với đầu não là Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hà Tĩnh) cùng hệ thống y tế cơ sở đã vào cuộc thực hiện việc kiểm dịch, ngăn ngừa, loại trừ các nguồn dịch xâm nhập vào địa bàn. Các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng cơ sở vật chất, nhân lực, vật tư y tế, phối hợp nhịp nhàng với hệ thống y tế dự phòng tiếp nhận, cách ly và sẵn sàng điều trị khi có ca bệnh.

Theo bác sỹ Đường Công Lự - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh, các giải pháp đều được ngành chỉ đạo toàn hệ thống triển khai phù hợp, linh hoạt với từng thời điểm, từng diễn biến thực tế của dịch, vừa bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho người dân nhưng cũng vừa đảm bảo cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Những “chiến sỹ áo trắng” ở Hà Tĩnh...

Hệ thống y tế dự phòng được kích hoạt mạnh mẽ để phòng chống dịch bệnh.

Hệ thống phòng dịch từ tỉnh đến cơ sở được kích hoạt mạnh mẽ cũng giúp Hà Tĩnh kiểm soát hiệu quả các bệnh truyền nhiễm khác. Các ca bệnh sốt xuất huyết, thủy đậu, tay chân miệng, quai bị… ngay khi xuất hiện đều được hệ thống y tế cơ sở phát hiện, báo cáo kịp thời nên ngành y tế đã tập trung khống chế, dập tắt, không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng.

Trong bối cảnh toàn ngành đang tập trung cao ứng phó với dịch bệnh thì Hà Tĩnh lại chịu ảnh hưởng nặng nề của 2 đợt mưa lũ vào tháng 10. Hàng trăm ngàn ngôi nhà, giếng nước, công trình vệ sinh, hàng trăm trường học, trạm y tế bị ngập lũ. Nguy cơ bùng phát các dịch bệnh sau mưa lũ như: tả, lỵ, thương hàn, sốt xuất huyết, da liễu, mắt… hết sức báo động.

Những “chiến sỹ áo trắng” ở Hà Tĩnh...

Ngay sau lũ rút, những chiến sỹ áo trắng nhanh chóng có mặt tại cơ sở đồng hành cùng bà con phòng chống dịch bệnh bùng phát.

Cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, ngành y tế nhanh chóng thành lập 9 tổ cơ động về các địa phương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai. Huy động cán bộ, y, bác sỹ trong toàn ngành về tận các hộ dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác động vật chết; xử lý môi trường, dọn vệ sinh, phun hóa chất diệt côn trùng và véc-tơ gây bệnh tại khu vực ngập lụt.

Bác sỹ Nguyễn Lương Tâm - Giám đốc CDC Hà Tĩnh chia sẻ: Hình ảnh những chiến sỹ áo trắng luôn có mặt kịp thời ở các địa bàn để hỗ trợ, đồng hành với bà con trong dịch bệnh, thiên tai đã tạo điểm tựa giúp người dân vượt qua bộn bề khó khăn.

Những “chiến sỹ áo trắng” ở Hà Tĩnh...

Triển khai kịp thời nhiều đợt khám chữa bệnh cho người dân vùng ngập lũ.

Mưa lũ qua đi, các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn ngành lại nhanh chóng kết nối với các bệnh viện tuyến trên tổ chức hàng chục đợt khám, cấp thuốc miễn phí tại những khu vực bị ngập sâu, có nguy cơ bùng phát dịch để phát hiện, tư vấn điều trị kịp thời các loại bệnh cho bà con, góp phần đảm bảo an toàn dịch bệnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu khẳng định: “Dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là vừa ứng phó với thiên tai, bão lũ, vừa ứng phó với dịch Covid-19, một đại dịch chưa từng có tiền lệ, song với sự đoàn kết, linh hoạt trong toàn ngành nên y tế Hà Tĩnh đã triển khai đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt các giải pháp trong từng tình huống. Khoảng thời gian vừa qua sẽ giúp ngành có được những kinh nghiệm, bước trưởng thành vượt bậc để tiếp tục thực hiện tốt hơn sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân tỉnh nhà”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.