Nỗi lo bồi lắng ở Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ

(Baohatinh.vn) - Ngư dân Hà Tĩnh mong muốn được hỗ trợ thêm nguồn lực để khắc phục tình trạng bồi lắng ở Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ, đảm bảo an toàn cho tàu thuyền vào cập bến.

Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ (Nghi Xuân) có khả năng tiếp nhận 1.200 tàu cá các loại vào tránh trú bão, trong đó có chỗ cho khoảng 500 tàu thuyền công suất từ 90-600CV. Tuy nhiên, từ năm 2019 đến nay, tình trạng luồng lạch vào khu neo đậu bị bồi lắng do không được duy tu, bão dưỡng, nạo vét định kỳ.

cang ca boi langA.jpg
Toàn cảnh Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ.

Ngư dân Phan Quốc Thanh (xã Xuân Hội) chia sẻ: “Khi dự án khu neo đậu tránh trú bão hoàn thành vào năm 2019, ngư dân chúng tôi rất vui mừng vì từ nay, tàu thuyền không còn phải lo lắng tìm nơi tránh trú bão. Thế nhưng, chưa neo đậu được bao lâu thì luồng lạch bị bồi lắng, tàu thuyền công suất lớn muốn vào đành phải chờ con nước lên. Ngư dân lại đối mặt với sự bất an trong mỗi mùa mưa bão”.

Ông Đinh Sỹ Long - Phó Giám đốc BQL các cảng cá và khu neo đậu Hà Tĩnh xác nhận: “Khu neo đậu, tránh trú bão có 2 vùng, một khu vực dành cho tàu thuyền trên 90CV (trên 12m) và một khu vực dành cho tàu dưới 90CV vào neo đậu. Tuy nhiên, đối với những tàu trên 12m chỉ khi nào thủy triều lên thì mới có thể vào và ra. Vì vậy, 2 năm trở lại nay, khu neo đậu vắng bóng tàu cá có công suất lớn từ ngoại tỉnh, điều này khiến sản lượng hàng hóa thủy sản qua khu neo đậu rất thấp. Thêm vào đó, việc neo đậu ở ngoài khu vực cảng cá sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm khi mùa mưa bão đến".

tranh tru bao 2A.jpg
Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ hiện chỉ có một số tàu công suất nhỏ vào neo đậu.

Để khắc phục tình trạng bồi lắng luồng lạch, năm 2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã phê duyệt dự án nạo vét và chỉnh trị tuyến luồng, cửa vào Khu neo đậu tránh, trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ với số vốn bố trí 20 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo tính toán của các cơ quan chức năng, với nguồn ngân sách hạn hẹp thì việc nạo vét và chỉnh trị sẽ không giải quyết triệt để được hiện tượng bồi lắng mà cần xây dựng thêm 2 tuyến đê chắn cát ở thượng lưu và hạ lưu tuyến luồng.

Vào ngày 12/1/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đã thay mặt UBND tỉnh có Văn bản số 228/UBND-NL3 gửi Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính về việc đề xuất đầu tư các dự án hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá Hà Tĩnh sử dụng nguồn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

tranh tru baoA.jpg
Bà con ngư dân khi vào khu neo đậu phải dùng thuyền nhỏ để tăng bo hải sản và ngư cụ vào bờ.

Theo đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất Bộ KH&ĐT, Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí kinh phí 551 tỷ đồng từ nguồn vốn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh để đầu tư xây dựng hoàn thiện 7 dự án hạ tầng nghề cá trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó, đối với Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ, ngoài 20 tỷ đồng được tỉnh bố trí từ trước, Hà Tĩnh kiến nghị Chính phủ bổ sung 86 tỷ đồng để triển khai Dự án nạo vét, chỉnh tuyến luồng vào khu neo đậu tránh trú bão với các hạng mục: nạo vét luồng, xây dựng 2 tuyến đê chắn cát; bổ sung 25 tỷ đồng để triển khai Dự án xây dựng khu dịch vụ hậu cần khu neo đậu tránh trú bão với các hạng mục hàng rào, đường điện, hệ thống đường giao thông.

Để có thể tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc khai thác, đánh bắt thủy hải sản, đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền, ngư cụ, cấp ủy, chính quyền và Nhân dân Hà Tĩnh rất mong muốn Trung ương quan tâm, sớm bố trí nguồn lực hỗ trợ tỉnh đầu tư xây dựng hoàn thiện 7 dự án hạ tầng nghề cá trên địa bàn nói chung và Khu neo đậu, tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ nói riêng.

Video: Khu neo đậu tránh trú bão Cửa Hội - Xuân Phổ chưa thể phát huy hết công năng.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.