Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

(Baohatinh.vn) - Do cây kim tiền thảo sau thu hoạch phải phơi khô nên tranh thủ những ngày nhiều nắng, bà con nông dân xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã ra đồng thu hoạch cây dược liệu.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Bà con xã Cẩm Vịnh liên kết với Công ty CP Dược Hà Tĩnh xây dựng vùng trồng dược liệu với quy trình sản xuất sạch, không phun thuốc trừ sâu, trừ cỏ đã hơn 7 năm nay.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Những ngày này, trên cánh đồng xã Cẩm Vịnh, bà con nông dân đang vào mùa thu hoạch cây kim tiền thảo sau gần 3 tháng xuống giống, chăm sóc.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Giữa cái nắng gắt của ngày hè, người dân vẫn cần mẫn cắt từng cành cây bò lan trên mặt đất. Ở thời điểm này những năm trước, lứa thu hoạch đầu tiên người dân đã làm xong. Năm nay do dịch bệnh Covid-19 nên thời gian thu hoạch có phần muộn hơn.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Đầu năm 2021 tới nay, thời tiết thuận lợi, nhất là đợt vừa rồi có mưa lũ, đất được bồi đắp phù sa màu mỡ nên cây kim tiền thảo phát triển tốt hơn những năm trước.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Bà Nguyễn Thị Văn – Giám đốc HTX Sản xuất an toàn và dịch vụ thương phẩm xã Cẩm Vịnh cho biết: “Mỗi năm, người dân xuống giống vào khoảng tháng 3 và thu hoạch được 3 vụ/năm, cứ cắt cành xong cây lại mọc ra những cành mới. Đợt này là lứa thu hoạch đầu tiên, thường cho năng suất cao hơn những lứa sau. Trung bình năng suất cây dược liệu đạt 4 tạ/sào/năm, năm nay dự kiến đạt gần 5 tạ/sào/năm.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Hiện nay, toàn xã Cẩm Vịnh có khoảng 30 hộ trồng cây kim tiền thảo với tổng diện tích gần 4ha. Trong đó, khoảng 3ha trồng tập trung ở cánh đồng và gần 1ha trồng tại vườn hộ.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Bà Trần Thị Loan (thôn Tam Đồng, xã Cẩm Vịnh) chia sẻ: "Mùa này gia đình tôi trồng 1 sào cây kim tiền thảo, đợt này dự kiến thu được 2,5 tạ. Trời nắng tuy làm việc mất sức nhưng cây nhanh khô và cho sản phẩm đạt chuẩn, chứ gặp mưa, cây bị mốc thì bỏ hết. Nếu từ nay tới cuối năm thuận lợi thì tổng 3 vụ thu hoạch sẽ được khoảng gần 5 tạ"

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Cây kim tiền thảo sau khu thu hoạch được người dân phơi khô khoảng 2- 3 ngày.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Trồng cây dược liệu chi phí sản xuất thấp, hiệu quả kinh tế cao. Bởi vậy, dù phải làm việc giữa trời nắng nóng nhưng bà con vẫn rất phấn khởi vì có thêm thu nhập.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Những ngày này, trên diện tích đất trồng của mỗi gia đình thường có từ 3 - 5 người làm.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Sau khi bà con thu hoạch cành, phần gốc còn lại được chăm bón sẽ mọc ra cành mới. Lứa tiếp theo dự kiến thu hoạch tầm cuối tháng 7. Ông Nguyễn Văn Chiến – Chủ tịch UBND xã Cẩm Vịnh cho hay: “Kim tiền thảo trồng tại Cẩm Vịnh được liên kết với Công ty CP Dược Hà Tĩnh. Sau khi thu hoạch, công ty bao tiêu sản phẩm nên bà con không lo đầu ra. Với mức giá công ty thu mua là 16.000 đồng/kg cây thành phẩm đã phơi khô, tính ra mỗi sào người dân thu nhập 7 - 8 triệu đồng/năm".

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Để tạo ra thành phẩm bán cho Công ty CP Dược Hà Tĩnh, cây kim tiền thảo được cắt nhỏ thành từng đoạn 4 - 5cm. Bà Nguyễn Thị Văn cho biết, cây kim tiền thảo phải cắt khi vừa hái hoặc đã phơi khô giòn rụm.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Sau khi thu mua cây kim tiền thảo từ người dân, Công ty CP Dược Hà Tĩnh sẽ làm sạch, sơ chế rồi đưa vào chế biến làm thuốc.

Nông dân Cẩm Xuyên “cướp nắng” thu hoạch cây dược liệu

Ông Lê Quốc Khánh - Tổng Giám đốc Công ty CP Dược Hà Tĩnh cho biết: "Cây dược liệu trồng trên vùng đất Cẩm Vịnh có hàm lượng hoạt chất cao, làm thuốc rất tốt. Công ty sẽ tiếp tục tìm kiếm những vùng đất phù hợp với các loại cây dược liệu để mở rộng diện tích trồng nguyên liệu, phục vụ cho quá trình sản xuất các loại thuốc". (Trong ảnh: Thuốc cốm trị sỏi thận, sỏi mật Sirnakarang của Công ty CP Dược Hà Tĩnh được bào chế từ cây kim tiền thảo).

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.