Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, người trồng cam Vũ Quang (Hà Tĩnh) tập trung thu hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ cam để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra.

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) chủ động thu hoạch cam “né” bão số 9.

Hai ngày trở lại đây, tranh thủ thời tiết tạnh ráo sau đợt mưa lũ kéo dài, các hộ trồng cam trên địa bàn Vũ Quang đã khẩn trương thu hoạch, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra.

Ông Đoàn Quốc Hoài (thôn 1, xã Quang Thọ) cho biết: “Để bảo vệ vườn cam trước diễn biến phức tạp của bão số 9, gia đình tôi đã chủ động thu hoạch hơn 4 tấn cam. Số cam thu hoạch được, tôi đóng thùng xuất bán cho thương lái ở Hà Nội với giá 25 - 30 nghìn/kg".

Cũng theo ông Hoài, đợt mưa lũ kéo dài vừa rồi do không chủ động các phương án ứng phó từ trước nên vườn cam rụng hơn 3 tấn, thiệt hại gần 100 triệu đồng.

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Người dân thôn Yên Du (xã Đức Lĩnh) chủ động chống đỡ những gốc cam trĩu quả.

Để hạn chế thiệt hại do bão số 9 gây ra, không chỉ ông Hoài mà nhiều hộ trồng cam trên địa bàn Vũ Quang cũng đang tất tả “chạy" bão.

Bà Trần Thị Linh (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) cho biết: “Nhìn vườn cam 4 ha rụng trắng gốc do đợt mưa lớn vừa qua, tôi không khỏi xót xa. Thay vì để đến vụ mới tập trung thu hoạch như năm ngoái, năm nay, gia đình tôi đã huy động nhân lực thu hoạch sớm và chủ động liên hệ với thương lái để xuất bán. Sau hai ngày thu hái, gia đình tôi đã xuất bán được gần 4 tấn cam, với giá bán 25 nghìn đồng/kg, tôi thu về 100 triệu đồng”.

Đang hối hả chống bão cho vườn cam rộng 3 ha, bà Trần Thị Nguyệt (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) cho biết, 2 ngày nay, gia đình bà “quên ăn, quên ngủ” để bảo vệ “gia tài” trước khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền. Đến thời điểm này, bà đã mua hơn 10 nghìn bao bọc để làm “áo giáp” chống bão cho cam.

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Bà Trần Thị Nguyệt (thôn Yên Du, xã Đức Lĩnh) mặc “áo giáp” cho cam.

Bà Nguyệt cho biết: “Khoảng 3 tuần nữa, vườn cam của gia đình tôi mới thu hoạch được, nhưng nghe tin bão vào tôi thiệt hại là không thể tránh khỏi. Mấy ngày nay, tôi đã dùng tre để chống đỡ cho cam, đồng thời dùng túi bọc những quả còn non để tránh mưa làm thối rụng".

Cũng theo bà Nguyệt, trước diễn biến phức tạp của bão số 9, người trồng cam ai cũng lo lắng phòng vệ cho cam, vì phần lớn diện tích chưa thể thu hoạch.

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Bà Nguyệt thao tác cẩn thận, để những quả cam được bao bọc chắc chắn.

Cùng nông dân “đối phó” với bão số 9, những ngày này, nhiều thương lái tìm về tận vườn để mua cam. Chị Hoàng Thị Như - một thương lái ở TP. Vinh (Nghệ An) cho biết: “Hai ngày nay, khi có thông tin về cơn bão số 9, nhiều người dân mong muốn thu hoạch trước khi bão vào. Do đó, chúng tôi đã tập trung thu mua cho bà con để giảm bớt thiệt hại”.

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Ảnh hưởng từ đợt mưa lũ vừa qua khiến hàng trăm ha cam trên địa bàn Vũ Quang bị thối rụng.

Thông tin từ Phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết, đợt mưa lớn kéo dài vừa qua, trên địa bàn huyện có hơn 3.000 tấn cam bị rụng, tại các vườn hộ, tỷ lệ rụng khoảng 15 - 20% tổng số quả trên cây.

Nông dân Vũ Quang thu hoạch sớm, chống đỡ cây cam “chạy” bão số 9

Lãnh đạo huyện Vũ Quang đã trực tiếp xuống các địa bàn để động viên người dân thu hoạch số cam đã chín, đồng thời thực hiện các biện pháp bảo vệ để hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra. Trong ảnh: Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Bùi Khắc Bằng kiểm tra tình trạng cam rụng sau mưa lũ ở xã Đức Hương.

Ông Nguyễn Trường Thọ - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Vũ Quang cho biết: “Trước diễn biến phức tạp của bão số 9, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tập trung hướng dẫn người dân thu hoạch số diện tích cam đã chín, không để quả già trên cây nhằm hạn chế rụng quả do mưa lũ. Đồng thời thực hiện các biện pháp đào rãnh tiêu nước, dùng túi bọc bảo vệ, dùng cọc tre để chống đỡ cho những cây trĩu quả”.

Cũng theo ông Thọ, tính đến ngày 27/10, trên địa bàn huyện đã thu hoạch được hơn 4.000 tấn cam, chiếm 1/4 tổng sản lượng cam toàn huyện. Số cam này được người dân bán tại vườn cho thương lái và gửi đi các tỉnh để tiêu thụ.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.