Nông nghiệp

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi
Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Mặc dù trong điều kiện nhiều khó khăn nhưng ngành chăn nuôi Hà Tĩnh vẫn phát triển mạnh và trở thành lĩnh vực trọng yếu, chiếm khoảng 80 - 90% cơ cấu ngành nghề tại các địa phương. Điều này đòi hỏi mạng lưới thú y cơ sở không chỉ dày về lực lượng mà còn vững về chuyên môn. Ông Trần Hùng - Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi & Thú y (Sở NN&PTNT) cho biết: “Hệ thống các cơ quan thú y được quy định theo Luật Thú y, các hoạt động chuyên ngành nên mang tính đặc thù và đòi hỏi chuyên môn cao. Hiện nay, trong điều kiện các chức danh thú y chưa thể bố trí đủ ở địa phương thì trước mắt, chính quyền cấp huyện, xã cần phải rà soát lại những người có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn, tập hợp lại thành lực lượng chống dịch ngay tại chỗ. Tất nhiên, để làm được điều này, các địa phương cần có cơ chế rõ ràng và nguồn hỗ trợ kinh phí nhất định”.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị trực tuyến bổ cứu công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.

Mới đây, huyện Hương Khê đã hoàn thành lớp đào tạo nghề sơ cấp chăn nuôi, thú y cho 22 cán bộ phụ trách công tác chăn nuôi, thú y cơ sở. Nguồn lực này vừa kịp để bổ sung cho huyện miền núi một lực lượng đáng kể vào thời điểm “cam go” nhất của tuyến đầu chống dịch. Đến thời điểm này, toàn huyện đã tiêm được hơn 10.000 liều vắc-xin cho trâu, bò (hoàn thành hơn 70% theo kế hoạch đợt 1).

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Thạch Hà là địa phương đầu tiên ban hành nghị quyết trích ngân sách huyện hỗ trợ cho lực lượng thực hiện công tác giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với mức 1,5 triệu/người/tháng.

Tại Thạch Hà, địa phương này đã ban hành nghị quyết, trích ngân sách huyện hỗ trợ cho lực lượng thực hiện công tác giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với mức 1,5 triệu đồng/người/tháng (mỗi cơ sở không quá 2 người). Với quyết sách này, Thạch Hà là địa phương đầu tiên trên toàn tỉnh thực hiện cơ chế hỗ trợ bằng tiền trợ cấp hằng tháng cho cán bộ thú y cơ sở.

Ông Lê Văn Thuận - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Thạch Hà cho biết: “Với cơ chế này, huyện sẽ duy trì được hệ thống cơ sở giết mổ tập trung gia súc, gia cầm trên địa bàn. Đây chính là “chốt” quan trọng trong khâu quản lý dịch bệnh, thú y; kiểm soát giết mổ và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong đợt dịch này, huyện cũng hỗ trợ 50% kinh phí lấy mẫu xét nghiệm máu cho lợn (khoảng 350.000 đồng/mẫu) và trích 300 triệu đồng hỗ trợ mua hóa chất phun xử lý vật trung gian truyền bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò”.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Trong điều kiện cấp bách như hiện nay, cấp huyện, cấp xã cần phải vào cuộc, rà soát lại những người có trình độ chuyên môn, chứng chỉ hành nghề trên địa bàn, tập hợp lại thành lực lượng chống dịch ngay tại chỗ, nhất là việc triển khai tiêm phòng vắc-xin.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi đang chiếm khoảng 80 - 90% cơ cấu ngành nghề tại các địa phương. Điều này đòi hỏi, mạng lưới thú y cơ sở không chỉ dày về lực lượng mà còn vững về chuyên môn (ảnh trái). Cán bộ thú y cơ sở thường xuyên phải hoạt động trong môi trường nguy hiểm, tiếp xúc trực tiếp với các loại dịch bệnh, thuốc… (ảnh phải).

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Tuy nhiên, việc nâng cao hiệu lực của mạng lưới thú y cơ sở không thể chỉ mỗi chính sách riêng biệt của từng địa phương mà phải nhìn “đường xa và dài”. Theo ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, cần kiện toàn lại toàn bộ hệ thống bộ máy từ tỉnh nhằm trả lại đúng vị trí của người cán bộ thú y tại xã, phường, thị trấn.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Một nền chăn nuôi hiện đại không thể để tình trạng xã, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung “trắng” cán bộ chuyên trách thú y hoặc cán bộ thú y thiếu chuyên môn, thiếu trình độ hoặc kiêm nhiệm như hiện nay!

Ông Trần Đình Mọn - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc (Can Lộc) cho biết: “Thực hiện yêu cầu sắp xếp lại hệ thống cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách cấp xã, chức danh chăn nuôi - thú y xã được giao cho một cán bộ là phó chủ tịch hội LHPN kiêm nhiệm. Không có chuyên môn về thú y nên kể cả khi dịch bùng phát phức tạp thì cán bộ này cũng không thể hiện được vai trò chủ chốt của mình như: khám và điều trị bệnh cho gia súc, tiêm phòng vắc-xin hay xử lý sự cố phát sinh trong dịch”.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Không phải đến bây giờ giải pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học mới được đặt ra cho ngành chăn nuôi Hà Tĩnh. Và, cũng không ít bà con nông dân đã cố gắng để bảo vệ chuồng trại của mình bằng cách an toàn nhất có thể như: cách ly chuồng trại, cấm người vào - ra; vệ sinh, tiêu độc khử trùng… Thế nhưng, dịch bệnh liên tiếp xảy ra với sự phòng vệ yếu ớt là câu trả lời cho việc tự bảo vệ của người nông dân.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Trong điều kiện các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi và các địa phương cần mạnh dạn thúc đẩy tái cơ cấu, loại bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư, chú trọng chăn nuôi an toàn sinh học, có liên kết với doanh nghiệp, phát triển chăn nuôi trang trại theo hướng bền vững.

Cách đây hơn 1 năm, ông Nguyễn Huy Tuyên (thôn Bình Quang, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) đã phải trải qua những ngày tháng khó khăn khi lần lượt nhìn đàn lợn nái, lợn thịt bị chết do dịch tả lợn châu Phi. Ông chăn nuôi theo hướng gia trại, vị trí chuồng cách khá xa khu dân cư. Khi dịch xảy ra, ông chủ động đóng chuồng trại, hạn chế tiếp xúc với bên ngoài. Thế nhưng, đàn lợn mấy chục con vẫn không thể thoát.

“Tôi đoán là do các vật nuôi và vật trung gian khác đã truyền bệnh, khiến lợn bị nhiễm bệnh. Xót của, tiếc cả công!” - ông Tuyên cho biết.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Chăn nuôi trâu, bò theo quy mô nông hộ cần thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học như hệ thống chuồng trại, thức ăn, nguồn giống…

Hay như ca nhiễm bệnh viêm da nổi cục đầu tiên ở Vũ Quang vào ngày 17/3 được phát hiện tại một hộ chăn nuôi, nguyên nhân là vật nuôi được vận chuyển từ huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) về và phát bệnh. Ngay sau đó, dịch bệnh bắt đầu lây lan khắp 10 xã, thị trấn với 186 con bị nhiễm.

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Sâu xa của vòng luẩn quẩn “dịch bệnh - lây lan - dịch bệnh” không gì khác ngoài chăn nuôi nông hộ. Đơn cử: chăn nuôi trâu, bò, toàn tỉnh có gần 240.000 con thì chỉ khoảng 400 hộ chăn nuôi với quy mô 10 con trở lên, còn lại có đến 5.000 - 6.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ (từ 3 - 5 con); số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lợn và gia cầm chắc chắn còn lớn hơn rất nhiều.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Trong điều kiện các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, ngành chăn nuôi và các địa phương cần mạnh dạn thúc đẩy tái cơ cấu, từng bước xây dựng các vùng chăn nuôi theo hướng tập trung an toàn sinh học, liên kết chuỗi. Bên cạnh đó cần nâng cao ý thức của người chăn nuôi, kiểm soát chăn nuôi nông hộ, đảm bảo đúng quy trình vệ sinh phòng dịch, chế độ dinh dưỡng... Đây chính là “chìa khóa” kiểm soát tốt dịch bệnh, tạo điều kiện phát triển đàn gia súc, gia cầm một cách bền vững và tăng trưởng cao”.

Hơn lúc nào hết, người chăn nuôi cần sự trợ lực từ các cấp chính quyền về vật chất, nhân lực lẫn sự quyết tâm. Trước mắt là nguồn hỗ trợ các xã hoàn thành sớm việc tiêm phòng vắc-xin bao vây, khống chế dịch viêm da nổi cục; mua sắm các phương tiện, thiết bị thú y; hỗ trợ kinh phí phun tiêu diệt các vật trung gian gây bệnh…

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Người chăn nuôi cần được tập huấn, nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều ứng dụng KHKT cũng như tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn (ảnh 1, 2). Lô lợn nái bố mẹ nhập khẩu từ Thái Lan được chuyển về trang trại của Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) cho phép sản xuất nguồn giống chất lượng cao (ảnh 3).

Về lâu dài, bà con cần được tập huấn, nâng cao trình độ và tiếp cận nhiều ứng dụng KHKT trong chăn nuôi cũng như tham gia chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm theo hướng an toàn. Đi kèm với đó là chính sách hỗ trợ tín dụng ưu đãi để bà con có thể đầu tư chuồng trại, tái cơ cấu lại đàn vật nuôi và xây dựng thương hiệu sản phẩm cho chính mình.

thiết kế: huy tùng

Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi
Dịch bệnh trên gia súc và “lá chắn” trong chăn nuôi (bài 3): “Chìa khóa” kiểm soát dịch, phát triển chăn nuôi

Chủ đề Dịch bệnh cây trồng - vật nuôi

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.