Nông nghiệp

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...
Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Huyện Hương Khê có địa hình phức tạp, đặc biệt có tiểu vùng khí hậu với thời tiết khắc nghiệt bậc nhất cả nước. Cũng chính môi trường này đã tạo nên sự đa dạng sinh học, cộng với những chủ trương, chính sách đúng hướng của địa phương đã tạo ra nhiều đặc sản - những sản phẩm độc đáo của vùng đất và kết tinh của văn hóa, con người nơi đây.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Huyện miền núi Hương Khê có tiềm năng rất lớn để sản xuất đặc sản trở thành hàng hóa với nhiều sản vật được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Trong đó có cả những đặc sản đặc hữu như: bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, dó trầm… Thậm chí, những sản phẩm bình dị như nhút mít, gà tắc, cá tràu (cá lóc) nướng… cũng là những đặc sản mang nét riêng của đất Hương Khê. Dù vậy, trước đây, người dân địa phương sản xuất manh mún nên giá trị kinh tế không đáng kể. Từ các chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện trong phát triển sản xuất, xây dựng NTM, tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng sản phẩm chủ lực… đã tạo môi trường để đánh thức tiềm năng các sản phẩm đặc sản. Trong phạm vi bài viết, chúng tôi tập trung đề cập đến 2 sản phẩm có giá trị kinh tế cao là bưởi Phúc Trạch và cam Khe Mây.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Sự tăng trưởng về số lượng và cả quy mô, giá trị thu nhập của sản phẩm đặc sản đã khẳng định vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế nông nghiệp Hương Khê phát triển.

Đến nay, toàn huyện có gần 5.300 ha cây ăn quả, trong đó có khoảng 4.730 ha bưởi Phúc Trạch và cam Khe Mây (chiếm 90% tổng diện tích). Cụ thể, diện tích bưởi Phúc Trạch tại 19 xã là 2.714 ha; có 1.920 ha bưởi thời kỳ cho quả với tổng sản lượng trên 23.000 tấn, năng suất đạt trên 12 tấn/ha, giá trị sản phẩm đạt khoảng 700 tỷ đồng/năm. Cùng đó, toàn huyện có trên 2.015 ha cam các loại, diện tích đưa vào thu hoạch trên 1.467 ha, năng suất đạt 88 tạ/ha, sản lượng 12.909 tấn, giá trị sản xuất đạt 322,7 tỷ đồng.

Cây bưởi và cam được trồng hầu hết ở tất cả các xã, trong đó, một số địa phương có diện tích lớn như Hương Trạch (550 ha, giá trị thu hoạch gần 130 tỷ đồng/năm), Hương Đô (500 ha, giá trị thu hoạch trên 120 tỷ đồng/năm), Lộc Yên (360 ha, giá trị thu hoạch trên 100 tỷ đồng/năm), Phúc Trạch (350 ha, giá trị thu hoạch trên 70 tỷ đồng/năm); Hương Thủy (310 ha, giá trị thu hoạch gần 70 tỷ đồng/năm)…

Tổng giá trị thu hoạch từ cam, bưởi hằng năm trên địa bàn huyện đạt hơn 1.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 40% giá trị sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện với 35%). Toàn huyện có hơn 3.000 mô hình cây ăn quả đặc sản cho giá trị thu hoạch từ 100 triệu đồng/mô hình/năm. Cây ăn quả đặc sản đã góp phần rất lớn giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương xuống dưới 5%; nâng mức thu nhập bình quân đầu người lên hơn 50 triệu đồng/năm (tăng hơn 22 triệu đồng so với năm 2015).

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Cây bưởi và cam được trồng hầu hết ở các địa phương trên địa bàn huyện với tổng diện tích 4.730 ha (gần 90% diện tích cây ăn quả).

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Lãnh đạo huyện Hương Khê khẳng định, ở bất kỳ xã, thị trấn nào trên địa bàn huyện đều có những vườn đồi tiền tỷ. Đơn cử, với trang trại trồng cam rộng 30 ha tại vùng Khe Mây, xã Lộc Yên, ông Bùi Xuân Vinh đạt doanh thu hơn 1 tỷ đồng/năm.

Ông Vinh kể lại: “Năm 2005, nhận thấy tiềm năng của vùng Khe Mây nên chúng tôi tìm mua đất để xây dựng mô hình kinh tế. Khởi sự với vô vàn khó khăn nhưng được sự hỗ trợ về vốn và kỹ thuật của Nhà nước cùng với sự dám làm của bản thân, đến nay, gia đình đã có hơn 30 ha cam các loại và xây dựng được Tổ hợp tác Sản xuất cam Tân Lộc với sản lượng hàng chục tấn mỗi năm.

Theo thống kê, xã Lộc Yên hiện có gần 360 mô hình kinh tế sản xuất cam, bưởi với tổng diện tích 360 ha. Thu nhập từ kinh tế vườn, trang trại hằng năm của người dân đạt trên 100 tỷ đồng. Trong đó, một số hộ có doanh thu trên 1 tỷ đồng như hộ anh Nguyễn Văn Tiềm, ông Nguyễn Văn Cường cùng ở thôn Trường Sơn…

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Trang trại cam của gia đình ông Bùi Xuân Vinh từng vinh dự đón đoàn lãnh đạo Bộ NN&PTNT đến tham quan và đánh giá cao chất lượng sản phẩm (tháng 11/2021).

Tại xã Hương Trạch, trong căn nhà khang trang giữa đồi bưởi bạt ngàn, ông Nguyễn Đình Hùng (thôn Ngọc Bội) kể: “Ban đầu, gia đình chỉ trồng vài chục cây bưởi để trang trải một phần cuộc sống. Diện tích được mở rộng dần, đến nay, chúng tôi có gần 1 ha với hơn 350 gốc bưởi Phúc Trạch. Tính trung bình, mỗi năm gia đình thu trên 200 triệu đồng từ bưởi”. Hương Trạch hiện được xem là thủ phủ bưởi Phúc Trạch với hơn 1.000 hộ trồng, diện tích gần 500 ha, sản lượng hằng năm khoảng 5.000 tấn. Trung bình một nhà vườn đạt 3-4 nghìn quả, thu nhập từ 70-80 triệu đồng/năm.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Anh Nguyễn Văn Tiềm (thôn Trường Sơn, xã Lộc Yên) đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm từ đặc sản cam, bưởi.

Theo ông Ngô Xuân Ninh - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê, nhận thấy rõ những cơ hội phát triển, thời gian qua, huyện đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy lợi thế vườn, đồi; vận dụng chính sách của cấp trên và xây dựng các chính sách cấp huyện phù hợp nhằm khuyến khích người dân mạnh dạn đầu tư xây dựng và mở rộng diện tích cây ăn quả. Trong đó, phải kể đến Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 16/3/2016 của BCH Đảng bộ huyện Hương Khê về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Theo đó, địa phương xây dựng chính sách hỗ trợ cây giống cam, bưởi để mở rộng diện tích; khuyến khích chuyển đổi diện tích đất kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả; hỗ trợ xây dựng sản phẩm đặc sản đạt tiêu chuẩn VietGap, OCOP; ưu tiên hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại...

Huyện cũng đã ưu tiên đầu tư hình thành và phát triển kết cấu hạ tầng các vùng sản xuất tập trung tương đối tốt, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhờ vậy, tiềm năng, lợi thế về đất đai từng bước được các xã phát huy trong phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại với chủ lực là các loại cây trồng đặc sản.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Toàn huyện đang bảo tồn 28 cây bưởi Phúc Trạch và 22 cây cam Khe Mây đầu dòng.

Công tác bảo tồn quỹ gen giống bưởi Phúc Trạch và cam Khe Mây được huyện chú trọng. Riêng dự án đầu tư bảo tồn, nhân giống và phát triển bưởi Phúc Trạch giai đoạn 2016-2020 với tổng mức trên 60 tỷ đồng đang được triển khai hiệu quả. Toàn huyện đang bảo tồn 28 cây bưởi Phúc Trạch và 22 cây cam Khe Mây đầu dòng.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Để đặc sản vươn xa, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng thương hiệu và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Ông Lê Quang Vinh, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Hương Khê thông tin, bưởi Phúc Trạch đã từng được tặng thưởng mề đay trong đấu xảo thuộc địa tại Pháp năm 1936 và được cấp giấy khen tại cuộc thi đấu các “giống trái tốt và ngon” do thực dân Pháp tổ chức tại Hà Tĩnh năm 1938. Năm 2010, sau nhiều nỗ lực của ngành KH&CN Hà Tĩnh và huyện Hương Khê, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Phúc Trạch” cho sản phẩm “quả bưởi” của huyện Hương Khê (vùng chỉ dẫn địa lý bưởi Phúc Trạch được công nhận trên địa bàn 19 xã, trừ xã Hương Lâm và thị trấn Hương Khê). Đây cũng là đặc sản đầu tiên của Hà Tĩnh được cấp chỉ dẫn địa lý.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Từ ngày 1/8/2020, bưởi Phúc Trạch là 1 trong 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam được EU cam kết bảo hộ.

Đặc biệt, bưởi Phúc Trạch là 1 trong 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam đã được EU cam kết bảo hộ từ ngày 1/8/2020. Qua đó, đảm bảo ngăn chặn các hành vi sử dụng không trung thực đối với thương hiệu này. Đây không chỉ là sự kiện nâng tầm thương hiệu bưởi Phúc Trạch mà còn mở rộng cánh cửa xuất khẩu nếu đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, sản lượng của thị trường đích.

Cùng đó, năm 2019, “Cam Khe Mây” cũng chính thức được cấp nhãn hiệu chứng nhận (nhãn hiệu tập thể). Đây không chỉ là sự bảo hộ về mặt pháp luật mà còn là công cụ hữu hiệu để khẳng định chất lượng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm (hiện toàn tỉnh mới có khoảng 20 sản phẩm đặc sản, làng nghề được công nhận nhãn hiệu tập thể). Với nhãn hiệu chứng nhận, do phải tuân thủ nghiêm ngặt theo một quy trình từ khâu sản xuất đến chọn giống, quy trình canh tác, chăm sóc, phân phối nên sản phẩm cam Khe Mây sẽ đảm bảo ổn định được về mặt chất lượng.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Năm 2019, “Cam Khe Mây” cũng chính thức được cấp nhãn hiệu chứng nhận.

Nhằm phát huy giá trị các nhãn hiệu, trong thời gian qua, cùng với triển khai đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp để mở rộng diện tích, tăng năng suất, giá trị sản phẩm, huyện chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, xem xét số lượng đăng ký sử dụng logo của các tổ chức, cá nhân theo từng mùa vụ; số lượng logo cần in ấn, cấp phát cho các tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cam Khe Mây” chỉ dẫn địa lý “Bưởi Phúc Trạch”.

Ông Đặng Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, Hương Khê là một trong những địa phương tiên phong thực hiện chuyển đổi số nông nghiệp trên sản phẩm bưởi Phúc Trạch và cam Khe Mây. Công tác xúc tiến thương mại cũng được địa phương quan tâm chỉ đạo và ngày càng phát huy hiệu quả, qua đó góp phần quảng bá thương hiệu nông sản Hương Khê. Huyện đã chủ động tổ chức các lễ hội trưng bày sản phẩm; đồng thời phối hợp giới thiệu nông sản Hương Khê tại các lễ hội trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, các sản phẩm huyện Hương Khê tham gia tại các cuộc thi Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh được đánh giá cao, đạt nhiều giải thưởng.

Theo đó, năm 2017, UBND huyện đạt 1 giải đặc biệt và các cơ sở sản xuất: HTX Cam khe mây Long Nhâm, Công ty TNHH Tân Thanh Phong, Công ty TNHH Vườn ươm Việt đạt giải A. Năm 2019, huyện đạt giải A (toàn tỉnh không có giải đặc biệt). Qua các lễ hội trong và ngoài tỉnh, sản phẩm nông nghiệp huyện Hương Khê được người dân và các doanh nghiệp đầu mối đặc biệt quan tâm, một số cơ sở đã thực hiện việc cung cấp các sản phẩm để tiêu thụ theo chuỗi cung ứng toàn quốc tại các siêu thị như Winmart, Co.opmart...

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Các sản phẩm huyện Hương Khê tham gia tại các cuộc thi Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh được đánh giá cao, đạt nhiều giải thưởng tiêu biểu (ảnh 1). Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND huyện phối hợp Sở Công thương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, tiêu thụ bưởi Phúc Trạch theo hình thức trực tuyến (ảnh 2). Để đặc sản vươn xa, chính quyền và người dân cũng nỗ lực xây dựng thương hiệu và tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường (ảnh 3 và 4).

Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, UBND huyện phối hợp Sở Công thương tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, tiêu thụ bưởi Phúc Trạch theo hình thức trực tuyến; tại hội nghị đã công bố website truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi Phúc Trạch (buoiphuctrach.gov.vn), từ đó in ấn tem nhãn tích hợp chỉ dẫn địa lý “Bưởi Phúc Trạch” và mã QR trích xuất nguồn gốc để quản lý. Năm 2022, UBND huyện tổ chức làm việc với Cục Thương mại điện tử - Bộ Công thương, Trung ương Đoàn, Sở Công thương Hà Nội, Quảng Ninh, các sàn thương mại điện tử (Postmart, Voso, Sendo), các đơn vị logistics (Viettel post, Bưu điện Việt Nam) nhằm kết nối tiêu thụ bưởi Phúc Trạch. Kết quả, qua các đơn vị như Công ty TNHH Tân Thanh Phong, Công ty TNHH Vườn ươm Việt, HTX Sản xuất, kinh doanh Nhật Hằng, HTX Nông nghiệp Choa… bưởi Phúc Trạch đã được lên các sàn thương mại điện tử và các hệ thống siêu thị như Winmart (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh), BigC Thăng Long.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Tổng giá trị thu hoạch từ cam, bưởi hằng năm trên địa bàn huyện đạt trên 1.000 tỷ đồng.

Chị Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc HTX Sản xuất, kinh doanh Nhật Hằng (xã Lộc Yên) chia sẻ: “Với việc được bảo hộ bằng chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu chứng nhận, sản phẩm bưởi, cam ở Hương Khê đã được nâng lên tầm cao mới. Một số sản phẩm của HTX cũng đã “chen chân” được vào các thị trường cao cấp như siêu thị BigC, chuỗi cửa hàng trái cây sạch ở các thành phố lớn như Hà Nội, Vinh (Nghệ An)…”.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 1): Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Sự phát triển mạnh mẽ của các vùng cây đặc sản không chỉ đánh thức nhiều nông dân vươn lên trở thành những ông chủ triệu phú, tỷ phú từ kinh tế vườn đồi mà còn kéo theo nhiều người trẻ sau khi học đại học trở về quê với khát vọng làm giàu trên vùng đất quê hương. Chị Lê Thị Cẩm Vân (xã Phúc Trạch) chia sẻ: “Năm 2020, tôi quyết định nghỉ công tác tại một trường cao đẳng ở TP Vinh để trở về quê lập nghiệp với đặc sản bưởi Phúc Trạch. Mặc dù khởi nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng tôi đang từng bước tạo dựng thương hiệu riêng. Ngay từ đầu, tôi cùng các xã viên xây dựng nên HTX Thảo Vân và xác định rõ mục tiêu là tạo ra một thương hiệu trong nông nghiệp có đủ các yếu tố marketing như: sản phẩm, giá, phân phối và truyền thông để đủ sức cạnh tranh trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng; áp dụng KHKT, chuyển đổi số vào trong quá trình phát triển”.

Có thể khẳng định, miền đặc sản đã được hình thành và trở thành chủ lực của kinh tế vườn đồi, góp phần thay đổi mạnh mẽ diện mạo kinh tế miền núi Hương Khê, góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập trong NTM. Tuy nhiên, để đặc sản “vươn ra biển lớn”, Hương Khê cần giải quyết tốt những vấn đề đặt ra…

thiết kế: Huy Tùng

(Còn nữa)

Bài 2: Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.