Nông nghiệp

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu
Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Để sản phẩm đặc sản Hương Khê thật sự vượt qua “lũy tre làng”, vấn đề đặt ra đối với các cơ quan quản lý, cơ sở sản xuất hiện nay chính là sớm nâng cấp, chuẩn hóa, đồng nhất sản phẩm.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu
Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Có thể thấy, ở những giai đoạn trước, huyện Hương Khê chủ yếu tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực; các sản phẩm đặc sản mới chỉ ở mức khai phá tiềm năng, mở rộng vùng sản xuất. Mặc dù trên địa bàn đã có nhiều mô hình cho thu nhập lớn nhưng chưa mang tính đại trà, đa số người dân chưa phát huy được hết giá trị sản phẩm đặc sản. Đáng nói, mặc dù huyện, xã đã có quy hoạch và lộ trình phát triển diện tích cây ăn quả, tuy nhiên, vì lợi nhuận, nhiều người dân đã đầu tư, phát triển “nóng” cây đặc sản. Hậu quả là người dân phát triển tự phát, manh mún, đầu tư thiếu bài bản và đặc biệt là lạm dụng phân bón vô cơ, hóa chất nên chất lượng các sản phẩm đặc sản không đồng đều.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Các sản phẩm đặc sản mới chỉ ở mức khai phá tiềm năng, mở rộng vùng sản xuất.

Là một trong những hộ đầu tiên khai phá vùng đất Khe Mây ở xã Hương Đô, gia đình ông Mai Xuân Thái đã từng ăn nên làm ra nhờ sản phẩm cam đặc sản. Để nhanh chóng thu lợi nhuận, gia đình đã mở rộng quy mô sản xuất. Không như kỳ vọng, do thiếu hụt nguồn vốn, trong khi giá vật tư nông nghiệp ngày càng tăng cao, hàng trăm gốc cam đặc sản đến nay bị còi cọc, trơ cành. “Cam không đảm bảo về mặt mẫu mã (quả nhỏ) mà chất lượng cũng không đồng đều, thu nhập hằng năm hiện không đáng kể. Chúng tôi đang tính chuyển đổi sang trồng loại cây khác” - ông Thái buồn bã nói.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Vườn cam của gia đình ông Mai Xuân Thái bị còi cọc, trơ cành do thiếu đầu tư, chăm bón.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Theo ông Đinh Quốc Quân - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Đô, bên cạnh việc nhiều người dân chán nản sau thất bại thì việc tái canh cây cam rất khó, đòi hỏi kỹ thuật chuyên môn cao nên bà con có xu hướng chuyển đổi cây trồng khác. Từ thực tế cam Khe Mây có thương hiệu, giá trị trên thị trường, nhiều người đã ồ ạt mở rộng quy mô. Mặc dù không vượt diện tích theo quy hoạch giai đoạn, song, thực tế quy hoạch cũng bị phá vỡ do diện tích cam tăng nhanh trong thời gian ngắn. Diện tích sản xuất lớn nhưng nguồn vốn hạn hẹp, lực lượng lao động ít nên việc chăm sóc của nhiều vườn đồi không đảm bảo, dẫn đến chưa phát huy được hiệu quả kinh tế. Theo ước tính, có khoảng 50-60 ha cam trên địa bàn xã chưa hiệu quả, tương đương với khoảng 15% tổng diện tích cam toàn xã.

Việc tái canh cây cam khó còn dẫn tới thực trạng đáng báo động là nguy cơ giảm diện tích cam đặc sản. Đây hiện đang là “bài toán nâng cao” không chỉ với người trồng cam ở Hương Khê mà còn đối với các địa phương khác. Theo đó, nhiều vườn đồi hết vòng đời thu hoạch, người dân tiếp tục tái canh thì cây cam phát triển kém; tán nhỏ, sản lượng thấp và chỉ thu hoạch được từ 2-3 lứa rồi tàn lụi. Thực tế, không ít người dân đã chặt bỏ cây cam để trồng bưởi và cây dó trầm.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Một số nông dân có xu hướng chặt bỏ cây cam đặc sản để chuyển đổi cây trồng khác.

Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh, người sản xuất cam chủ yếu canh tác theo kinh nghiệm truyền thống, khai thác triệt để đất và cây trồng trong thời gian dài; đồng thời đặt nặng về năng suất và lợi nhuận nên đã đưa biện pháp canh tác hóa học trở nên phổ biến, làm môi trường đất và hệ sinh thái vườn bị tổn thương nghiêm trọng. Mặt khác, quá trình canh tác, khai thác đất, khai thác cây trồng của các hộ dân chưa hợp lý nên nhiều diện tích cam đã và đang bị suy thoái, năng suất cũng như chất lượng ngày càng suy giảm.

Trước thực trạng này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đang phối hợp triển khai nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật mới để khắc phục tình trạng suy thoái của cây cam và chuyển giao kỹ thuật cho các hộ sản xuất. Trước tiên, đơn vị này triển khai mô hình thử nghiệm trên diện tích 2 ha của các vườn hộ Đinh Văn Nhâm, Lê Văn Phương (xã Hương Đô) và 2 ha khác trên địa bàn huyện Hương Sơn.

Bên cạnh các giải pháp phục hồi cây cam, huyện Hương Khê cũng đang tích cực mời gọi các doanh nghiệp nghiên cứu, đầu tư để hình thành quy trình sản xuất chuẩn, mang tính đồng bộ. Hiện tại, một đơn vị thuộc Tập đoàn Vingroup đã tiến hành khảo sát để xây dựng quy trình sản xuất đảm bảo KHKT. Địa phương cũng đã giới thiệu và được sự nhất trí của người dân (tại xã Hương Đô) cùng tham gia dự án.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Thời gian tới, Hương Khê sẽ nâng cao diện tích cây ăn quả đặc sản đạt tiêu chuẩn VietGap, hữu cơ.

Không chỉ cây cam, bưởi Phúc Trạch tuy đã khẳng định chất lượng nhưng chưa đồng đều. Chẳng hạn, cùng một khu sản xuất nhưng có quả ngọt, có quả còn chua, thậm chí có vị the, đắng. Ông Phan Kỳ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: “Để sản phẩm đặc sản thực sự phát triển, cản trở lớn nhất hiện nay chính là hình thức tổ chức sản xuất. Từ nhu cầu thực tiễn, huyện xác định nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới là xây dựng, thống nhất quy trình kỹ thuật đồng nhất và chuyển giao, tuyên truyền người dân áp dụng hướng tới đồng nhất về sản phẩm, đồng nhất chất lượng. Cùng đó, tuyên truyền sử dụng giống cây trồng đảm bảo chất lượng từ cơ sở bảo tồn uy tín. Huyện cũng sẽ tập trung tuyên truyền người dân hiểu về sản phẩm đặc sản để nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác bảo vệ và phát triển; nâng cao diện tích trồng theo hướng VietGap, hữu cơ”.

Anh Trần Xuân Loát - Giám đốc HTX Nông nghiệp Choa (xã Hương Trạch) chia sẻ: “Hiện tại, HTX có 22 thành viên với 8 ha bưởi Phúc Trạch, tất cả được sản xuất theo hướng VietGap, hữu cơ. Đây là cơ sở để HTX tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi số, tham gia sàn thương mại điện tử, hiện tại, với sản lượng hằng năm khoảng 80 tấn, chúng tôi đang lo lắng “ngược” là không đủ sản phẩm để cung ứng cho thị trường”.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

8 ha bưởi Phúc Trạch của HTX Nông nghiệp Choa được sản xuất theo hướng VietGap, hữu cơ (ảnh 1). 2 ha bưởi của 5 hộ dân xã Hương Thủy, Hương Khê đã được công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. (ảnh 2).

Còn tại xã Hương Thủy, tháng 9/2022, 2 ha bưởi của 5 hộ dân đã được Công ty CP Chứng nhận GLOBALCERT (trụ sở tại Đà Nẵng) công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. Đây là mô hình trồng bưởi hữu cơ được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai từ năm 2020. Sản phẩm bưởi được doanh nghiệp cam kết tiêu thụ hằng năm với mức giá ổn định.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Xu thế hiện nay của người tiêu dùng là hướng về các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, mang bản sắc văn hóa vùng miền. Do đó, đây là cơ hội lớn để đặc sản Hương Khê trở thành hàng hóa quy mô lớn, hướng đến xuất khẩu. Bên cạnh nâng cao chất lượng, sản lượng thì công tác phát triển thương hiệu đóng vai trò quyết định để sản phẩm vươn xa. Tuy nhiên, hiện việc bảo vệ, phát triển thương hiệu gặp không ít khó khăn. Thậm chí, có người vì lợi nhuận mà trà trộn sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm ngoài vùng chỉ dẫn địa lý, vùng được cấp nhãn hiệu để bán ra thị trường, gây ảnh hưởng đến thương hiệu.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Do chợ bưởi tại thị trấn Hương Khê là tự phát nên đang khó kiểm soát việc trà trộn bưởi Phúc Trạch từ các vùng khác. Đa số sản phẩm ở đây không có tem, nhãn.

Nhiều người dân sinh sống tại xã Hà Linh - vùng cửa ngõ của huyện Hương Khê bày tỏ lo ngại khi hằng năm đều phát hiện nhiều thương lái vận chuyển bưởi từ các vùng khác ngược về thị trấn Hương Khê (trung tâm huyện) để bày bán. Qua thông tin đại chúng cho thấy, nhiều vùng khác trong tỉnh, thậm chí người dân các tỉnh lân cận cũng trồng bưởi Phúc Trạch. Vì vậy, sản phẩm chính gốc có nguy cơ bị ảnh hưởng thương hiệu do có sự trà trộn của bưởi ở các vùng đất khác.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Về vấn đề này, ông Đặng Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Khê cho biết: Tất cả diện tích bưởi Phúc Trạch nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý hiện nay đều được quản lý thông qua tem chỉ dẫn địa lý do UBND huyện cấp. Thời gian tới, huyện sẽ phối hợp với ngành chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm hiện tượng lạm dụng uy tín, trà trộn, làm giả tem, nhãn các sản phẩm đặc sản đã được bảo hộ. Giải pháp trọng tâm là khuyến khích các nhà vườn thực hiện truy xuất nguồn gốc và dán tem truy xuất để quản lý quá trình sản xuất, từ đó đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng nông phẩm đầu ra. Với tem truy xuất, người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận thông tin về nhà vườn, điều kiện canh tác, thông tin chi tiết của sản phẩm.

Anh Trần Kim Việt - Giám đốc Công ty TNHH Vườn ươm Việt (xã Hương Long) cho hay: “Mặc dù mang lại hiệu quả để khẳng định chất lượng, thương hiệu, tránh hàng giả, hàng nhái, người dùng yên tâm sử dụng, tuy nhiên, việc triển khai dán tem truy xuất hiện nay còn khá nhiều khó khăn. Người nông dân sẽ phải ghi nhật ký sản xuất và nhập vào hệ thống, đòi hỏi công sức và hiểu biết nhất định về thiết bị công nghệ. Chúng tôi cũng hy vọng cơ quan quản lý sẽ có giải pháp giảm giá thành (chi phí in ấn) để sản phẩm có dán tem không bị đội giá”.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Anh Trần Kim Việt hi vọng cơ quan quản lý sẽ có giải pháp giảm giá thành (chi phí in ấn) các loại tem, nhãn cho sản phẩm đặc sản.

Một thực tế đáng lo ngại khác, dù là “đệ nhất danh quả” bưởi Phúc Trạch hay đặc sản cam Khe Mây nhưng cũng đang phụ thuộc phần nhiều vào sự bấp bênh của thị trường. Cả bưởi lẫn cam hiện vẫn chưa thoát khỏi tình trạng được mùa, mất giá. Đơn cử, ngay mùa vụ năm 2022, bưởi Phúc Trạch của nhiều vườn hộ có hiện tượng mất giá sâu; giá cam Khe Mây một số năm xuống thấp, thậm chí vắng bóng người mua.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Chị Trần Thị Hiền (xã Hương Thủy) chia sẻ, giá bưởi theo mặt bằng chung năm 2022 chỉ khoảng 15.000 đồng/quả, thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước. Dù giá thấp nhưng do mùa thu hoạch bưởi cũng là mùa mưa lũ nên bà con phải bán sớm. Với việc thị trường tiêu thụ còn hẹp nên khi thu hoạch ồ ạt sẽ gây ách tắc trong khâu tiêu thụ, sản phẩm bị hạ giá.

“Thực trạng này cho thấy, để hiện thực hóa định hướng phát triển sản phẩm đặc sản thành vùng hàng hóa quy mô lớn rất cần vai trò của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư. Họ sẽ là người xây dựng các cơ sở chế biến, vừa tổ chức xây dựng vùng nguyên liệu, vừa tổ chức thu mua sản phẩm cho nông dân” - ông Đặng Tuấn Anh nhấn mạnh.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Bưởi Phúc Trạch chưa thoát khỏi tình trạng được mùa, mất giá.

Thực tế cho thấy, một số HTX tiên phong, dù non trẻ nhưng với cách làm mới, chuyên nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử, tham gia các hội chợ thương mại đã đưa sản phẩm vươn xa với mức giá hợp lý. Anh Trần Công Nam - cán bộ quản lý HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Hoa Lê (xã Phúc Trạch) cho hay: “Tham gia các hội chợ thương mại là cơ hội để chúng tôi quảng bá sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng trên cả nước. Năm 2022, chúng tôi đã tham gia nhiều hội chợ ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Nội,… qua đó tiêu thụ trực tiếp được khoảng 10 tấn bưởi Phúc Trạch với mức giá trên 30 nghìn đồng/quả. Tương lai của bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây và cả sản phẩm trầm hương là số hóa. Do đó, việc tiêu thụ phải hướng đến thương mại điện tử”.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Ông Ngô Xuân Ninh - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê khẳng định: Trước mắt, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng các HTX hoạt động hiệu quả để từng bước chuyên nghiệp hóa từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Huyện cũng đẩy mạnh các hoạt động chuyển đổi số, phát triển sản phẩm OCOP, công tác quản lý nhãn mác. Có chính sách hỗ trợ, xây dựng kho bảo quản, chế biến sâu sản phẩm để kéo dài mùa vụ… Mời gọi doanh nghiệp đủ tâm, đủ tầm tham gia phát triển đặc sản, trở thành đầu tàu điều tiết thị trường và tìm đến những thị trường ngoài nước. Tích cực triển khai công tác cấp mã số vùng trồng, khuyến khích gia tăng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu. Triển khai các giải pháp “giữ chỗ” ở những gian hàng đã được mở ở những siêu thị lớn. Hỗ trợ doanh nghiệp, người sản xuất nắm bắt thông tin, dự báo, điều chỉnh phương án sản xuất gắn với thị trường.

Mở đường cho đặc sản Hương Khê vươn xa (bài 2): Chuẩn hóa sản xuất, nâng tầm thương hiệu

Có thể khẳng định, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn Hương Khê đã giúp thay đổi nhận thức của Nhân dân đối với sản xuất nông nghiệp và xây dựng NTM. Qua đó biến những khó khăn về địa hình thành lợi thế phát triển kinh tế vườn đồi với chủ lực là sản phẩm đặc sản cam, bưởi; góp phần tạo bước đột phá trong sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bằng nỗ lực để thay đổi tư duy từ sản xuất sang tư duy thị trường cho người nông dân, huyện Hương Khê đang từng bước tập hợp nông dân để chuyển từ sản xuất manh mún đến sản xuất sạch theo chuỗi giá trị, quy mô lớn, tiến tới đồng nhất về sản phẩm nhằm đưa cây đặc sản phát triển xứng tầm, trở thành mũi nhọn kinh tế địa phương. Phấn đấu trong tương lai không xa, bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây sẽ khẳng định được vị thế đặc sản của tỉnh Hà Tĩnh và vươn ra thị trường nước ngoài.

thiết kế: huy tùng

Bài 1: Vang danh miền bưởi ngon, cam ngọt...

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.