Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Nghề chăn nuôi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đang trên đà phát triển, góp phần cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích kinh tế, địa phương cũng đối mặt với thách thức không nhỏ về ô nhiễm môi trường...

Năm 2016, gia đình ông Nguyễn Xuân Hiệp (thôn Phố Cường, xã Gia Phố) xây dựng gia trại chăn nuôi lợn. Sau đó, hộ này tăng đàn, hệ thống xử lý môi trường bị quá tải dẫn đến gây ô nhiễm. Đến năm 2019, tình trạng ô nhiễm trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân thôn Phố Cường.

Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hương Khê

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Xuân Hiệp (thôn Phố Cường, xã Gia Phố) nằm trong khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường suốt thời gian dài.

Sau khi có phản ánh của người dân, xã Gia Phố kiểm tra, làm việc với gia đình ông Hiệp. Theo đó, cơ quan chức năng xử phạt hành chính và yêu cầu di dời trại lợn ra khỏi khu dân cư. Tuy nhiên, ông Hiệp không thực hiện và tiếp tục xả thải gây ô nhiễm khu dân cư.

Tháng 3/2020, UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 50 triệu đồng đối với ông Nguyễn Xuân Hiệp vì có hành vi xả nước thải có chứa các thông số môi trường thông thường vượt giới hạn cho phép.

Với quan điểm xử lý dứt điểm trại lợn ô nhiễm, từ năm 2019 đến nay, huyện Hương Khê phối hợp với ngành tài nguyên - môi trường cấp tỉnh liên tục tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và yêu cầu hộ ông Hiệp phải thực hiện phương án di dời trang trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư. Kết quả, đến tháng 3/2022, trại lợn đã được di dời đến địa điểm mới.

Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hương Khê

Người dân thôn Phố Cường, xã Gia Phố mong muốn ông Hiệp sớm hoàn thành việc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sau khi đã di dời đàn lợn.

Chị Nguyễn Thị Huấn (người dân thôn Phố Cường, xã Gia Phố) chia sẻ, tình trạng ô nhiễm từ trại lợn kéo dài nhiều năm gây nhiều bức xúc cho người dân. Thời gian qua, các cấp chính quyền đã vào cuộc rất quyết liệt, có những thời điểm, cán bộ đến kiểm tra, lấy mẫu xả thải khi 1, 2 giờ sáng; lãnh đạo tỉnh cũng đã trực tiếp đến kiểm tra và chỉ đạo xử lý. Trang trại lợn đã phải di dời, môi trường dần được cải thiện. Chúng tôi mong chính quyền tiếp tục giám sát hộ ông Hiệp sớm khắc phục những ô nhiễm tại trang trại cũ, trả lại môi trường sống cho người dân.

Tại xã Hương Giang, trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Phan Ngọc Hạnh tại xứ đồng Mọ Đẻn (thôn 6) được UBND huyện Hương Khê chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2016 với quy mô 2 dãy chuồng, 990 con lợn thịt/lứa. Tuy nhiên, quá trình hoạt động, trang trại chăn nuôi lợn của ông Phan Ngọc Hạnh đã có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hương Khê

Lãnh đạo huyện Hương Khê kiểm tra, chỉ đạo xử lý trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Phan Ngọc Hạnh (xã Hương Giang).

Bên cạnh kiểm tra, xử phạt hành chính, UBND huyện Hương Khê đã đình chỉ việc chăn nuôi lợn tại trang trại kể từ ngày 12/6/2022 và yêu cầu chủ trang trại thực hiện việc khắc phục sự cố rò rỉ chất thải chăn nuôi chảy ra môi trường. Đến nay, trang trại của ông Hạnh đã thực hiện việc đình chỉ chăn nuôi lợn và chuyển đổi mô hình sản xuất.

Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hương Khê

Chất thải từ trang trại chăn nuôi lợn của hộ ông Phan Ngọc Hạnh chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn được xả thẳng ra môi trường. Ảnh chụp vào ngày 2/6/2022.

Theo rà soát của Phòng TN&MT huyện Hương Khê, trên địa bàn huyện hiện có 24 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung đã lập hồ sơ bảo vệ môi trường và xây dựng hệ thống xử lý chất thải; có khoảng 400 hộ chăn nuôi lợn quy mô nông hộ (5 - 20 con) trong khu dân cư. Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện, thời gian qua, UBND huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung.

Qua kiểm tra, địa phương đã phát hiện và xử lý đối với 6 cơ sở chăn nuôi lợn tập trung vi phạm về công tác bảo vệ môi trường, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 102,5 triệu đồng; đồng thời buộc khắc phục hậu quả, sửa chữa lại hệ thống xử lý chất thải chăn nuôi và yêu cầu đóng cửa đối với 2 cơ sở chăn nuôi tập trung do không đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động chăn nuôi.

Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên ngành của huyện cũng phối hợp UBND các xã, thị trấn kiểm tra, lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 8 hộ gia đình chăn nuôi lợn trong khu dân cư với số tiền 59 triệu đồng; yêu cầu di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư 1 trường hợp.

Đến nay, các cơ sở vi phạm đã chấp hành quyết định xử phạt và hoàn thành việc sửa chữa, khắc phục hệ thống xử lý chất thải theo yêu cầu của UBND huyện.

Quyết liệt xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi ở Hương Khê

Huyện Hương Khê thường xuyên phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành theo quy định pháp luật về công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi.

Dù vậy, trên địa bàn vẫn còn một số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung và nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn trong khu dân cư chưa làm tốt công tác bảo vệ môi trường theo quy định dẫn đến gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của Nhân dân.

Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê Nguyễn Xuân Quyền cho biết, đơn vị tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành theo quy định pháp luật về công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung và hộ gia đình chăn nuôi trong khu dân cư nhằm kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.

Huyện cũng sẽ phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra, hướng dẫn các chủ cơ sở chăn nuôi tập trung lập lại hồ sơ bảo vệ môi trường và lấy mẫu nước thải phân tích theo quy định. Trường hợp nào vi phạm đã xử lý hành chính nhưng không khắc phục triệt để hệ thống xử lý chất thải, UBND huyện sẽ đình chỉ và xem xét đóng cửa cơ sở chăn nuôi theo quy định.

Chủ đề Ô nhiễm môi trường

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.