Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

(Baohatinh.vn) - Chiếu khung lịch thời vụ, ngày 15/6 là thời điểm các địa phương ở Hà Tĩnh phải hoàn thành gieo cấy hè thu. Tuy nhiên, đến nay huyện Nghi Xuân mới hoàn thành 55% diện tích gieo cấy, trong khi đó quá trình sản xuất phần diện tích còn lại đang đối mặt với nhiều khó khăn.

290 ha cuối nguồn thiếu nước

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

Xã Xuân Hồng đã hoàn thành gieo vại lúa hè thu

Để kịp "chạy lụt", ngay khi thu hoạch xong vụ xuân, xã Xuân Hồng đã chỉ đạo nông dân gấp rút làm đất, gieo vại. "Nhờ nằm ở đầu nguồn hệ thống kênh Lam Hồng và huy động tối đa 3 trạm bơm nên địa phương chủ động được nguồn nước. Cùng với đó, việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất trên 100% diện tích, hiện xã đã hoàn thành gieo vại gần 250 ha lúa hè thu, vượt kế hoạch đề ra (200 ha). Vụ này, cơ cấu giống thích ứng với "chạy lụt" là các bộ giống ngắn ngày như: PC6, BT09, nếp 98” – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng, Nguyễn Xuân Tuyên cho biết.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

Nhiều diện tích lúa hè thu ở Nghi Xuân chưa thể sản xuất

Trái với xã Xuân Hồng, thời điểm này nhiều xã cuối nguồn nước chưa thể bắt tay sản xuất. Ông Trần Văn Trình – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho biết: “Diện tích sản xuất lúa hè thu của huyện không lớn (650 ha). Hiện tại, 360 ha hè thu chạy lũ tại xã Xuân Lam và Xuân Hồng đã hoàn thành. 290 ha còn lại, thì xã Cổ Đạm và Xuân Liên đang tập trung làm đất. Xã Cương Gián do thu hoạch vụ xuân muộn 7 – 10 ngày; xã Xuân Thành và Xuân Mỹ nằm ở cuối nguồn nước nên chưa thể sản xuất. Dự kiến khoảng 1 tuần nữa mới kết thúc gieo vại vụ hè thu”.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

Thiếu nước sản xuất, nhiều địa phương ở Nghi Xuân chậm lịch thời vụ

Cũng theo ông Trình, từ ngày 20/6, các xã Xuân Phổ, Xuân Hải, Tiên Điền, Xuân Mỹ... mới bắt tay sản xuất lúa mùa và kết thúc vào cuối tháng 6. Tuy nhiên, hiện chính quyền địa phương lẫn người dân đang "đau đầu" vì nguồn giống kém chất lượng. Đó cũng là lý do những năm trước diện tích vụ mùa là 500 ha, nhưng năm 2017 chỉ còn 320 ha và vụ này giảm còn 200 ha.

Thực tế cho thấy, giống lúa bào thai phù hợp với sản xuất vụ mùa, song do diện tích nhỏ nên không có doanh nghiệp cung ứng. Việc người dân tự để giống năm này qua năm khác đã gây thoái hóa, năng suất thấp. Địa phương cũng đã mạnh dạn đưa một số giống mới như khang dân, XT 28... vào sản xuất thử, song giá trị kinh tế không cao nên không dám mạo hiểm đầu tư, mở rộng diện tích.

Chuyển đổi cây trồng cạn gặp khó

Khó khăn về nguồn nước tưới, vụ hè thu 2018, Nghi Xuân “ngó” vào cây trồng cạn. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cũng rất bất lợi. Thời tiết thất thường đã ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng và năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, vào thời điểm gần thu hoạch thường gặp mưa lũ, gây hư hỏng, mất mùa, nhất là cây vừng nên bà con rất lo ngại.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

Nông dân xã Xuân Yên đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lạc xuân để sản xuất hè thu

Được biết, vụ này Nghi Xuân đặt kế hoạch sản xuất 500 ha khoai lang giống mới, 300 ha vừng, 140 ha đậu, 75 ha ngô và 280 ha rau màu các loại. Hiện tại, nông dân chỉ mới gieo được khoảng 120 ha vừng, trên 20 ha đậu và địa phương đang tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Sản xuất hè thu ở Nghi Xuân: Khó chồng khó!

Địa phương đang chỉ đạo bà con tập trung làm đất, sản xuất cây trồng cạn

"Đối mặt nhiều khó khăn, vụ hè thu này huyện đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng cạn. Tuy nhiên, hiện huyện vẫn còn 500 ha đất sản xuất bị bỏ hoang, tập trung nhiều ở các xã Xuân Thành, Xuân Mỹ và Cổ Đạm.

Đây là những vùng đất bất lợi, đầu vụ sản xuất thì đất khô cằn, nứt nẻ nhưng giữa vụ chỉ cần trận mưa to là ngập úng. Ngoài ra, một số diện tích đất cát quá cằn cỗi, không có nguồn nước tưới và địa phương chưa có phương án xử lý hiệu quả" - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Nghi Xuân cho biết thêm.

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.