Sáng 11/11, không ca mắc mới, nhiều nước thúc đẩy đàm phán mua vắc-xin phòng Covid-19

Bản tin sáng ngày 11/11, của Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết không có ca mắc COVID-19 mới. Hơn 15.500 người đang cách ly chống dịch. Tổng số ca bệnh COVID-19 toàn thế giới hiện là trên 51,7 triệu, trong đó có gần 1.278.000 bệnh nhân không qua khỏi. Nhiều nước đang thúc đẩy các cuộc đàm phán mua các loại vắc xin phòng COVID-19

Số ca mắc ở Việt Nam:

- Tính đến 6h ngày 11/11: Việt Nam có tổng cộng 691 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 25/7 đến nay: 551 ca.

- Tính từ 18h ngày 10/11 đến 6h ngày 11/11: 0 ca mắc mới.

Đến hôm nay Việt Nam đã trải qua 70 ngày không ghi nhận ca bệnh COVID-19 ngoài cộng đồng.

Riêng tại Hà Nội, theo Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 17/8 đến nay, đã 85 ngày, Hà Nội không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng.

Tại TP Hồ Chí Minh, đến nay, đã 102 ngày không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19 ngoài cộng đồng

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 15.540, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 217

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 14.334

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 989.

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị - Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã chữa khỏi 1.087 bệnh nhân/1.226 bệnh nhân COVID-19.

Tiểu ban Điều trị cũng cho biết đến thời điểm này nước ta không còn trường hợp bệnh nhân COVID-19 nào nặng.

Tính đến thời điểm này trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế, số ca âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2: 9 ca; Số ca âm tính lần 2 với SARS-CoV-2: 11 ca, số ca âm tính lần 3 là 9 ca.

Số ca tử vong ở nước ta đến nay là 35 ca, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Trên 51,7 triệu người trên thế giới mắc COVID-19; Nhiều nước đang thúc đẩy các cuộc đàm phán mua các loại vắc xin phòng COVID-19

Sáng 11/11, không ca mắc mới, nhiều nước thúc đẩy đàm phán mua vắc-xin phòng Covid-19

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 489.190 ca mắc COVID-19 và 8.644 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên trên 51,7 triệu, trong đó có gần 1.278.000 bệnh nhân không qua khỏi.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Mỹ (121.965 ca), Ấn Độ (44.679 ca) và Italy (35.098 ca); Mỹ dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 1.101 ca), tiếp theo là Pháp (857 ca) và Italy (580 ca).

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 245.557 ca tử vong, trong khi số ca nhiễm là 10.545.660 ca. Tiếp đó là Ấn Độ với 127.615 ca tử vong trong số 8.635.754 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 162.802 ca tử vong trong số 5.699.005 bệnh nhân.

Thủ đô Moscow của Nga đang áp dụng bộ quy định hạn chế phòng dịch mới trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm mới liên tiếp lập kỷ lục. Các biện pháp sẽ được áp dụng trong 2 tháng, từ 13/11 đến 15/1/2021. Theo đó, các địa điểm giải trí, quán bar, nhà hàng sẽ đóng cửa từ 23h đến 6h sáng hôm sau. Hoạt động giao thực phẩm tận nhà có thể hoạt động 24h/ngày. Sinh viên các trường đại học, trung học sẽ chuyển sang học từ xa

Đến hết ngày 10/11, các nước ASEAN ghi nhận 24.285 ca tử vong và 878.598 bệnh nhân đã bình phục.

Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về cả ca nhiễm và tử vong mới, với gần 3.800 ca mắc trong ngày, trong khi số ca bệnh tại Myanmar liên tục tăng và hiện đã lên tới trên 63.200 người.

Tình hình Malaysia chưa có dấu hiệu dịu đi với 869 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua và 6 ca tử vong. Trong khi đó, Philippines đang thực hiện nới lỏng dần các hạn chế khi con số nhiễm mới dừng lại ở ngưỡng trên 1.000 ca.

Nhiều nước đang thúc đẩy các cuộc đàm phán mua các loại vắc xin tiềm năng cũng như khuyến khích người dân tham gia tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh COVID-19.

Theo Thái Bình/SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.