Tác dụng phòng bệnh sau tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm

Nhóm chuyên gia cố vấn chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ban hành các khuyến nghị tạm thời cho việc tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm.

Tác dụng phòng bệnh sau tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm

Vaccine Sinopharm có hiệu quả như thế nào?

Một thử nghiệm lớn ở nhiều quốc gia ở giai đoạn 3 đã chỉ ra rằng 2 liều, được sử dụng cách nhau 21 ngày, có hiệu quả chống lại nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng là 79% sau 14 ngày kể từ ngày thứ hai trở lên. Hiệu quả của vaccine đối với việc giảm tỷ lệ nhập viện là 79%.

Thử nghiệm không được thực hiện để chứng minh hiệu quả chống lại bệnh nặng ở những người mắc bệnh đi kèm, đang mang thai hoặc ở những người từ 60 tuổi trở lên. Nhóm cố vấn hiện khuyến nghị sử dụng vaccine này, theo lộ trình ưu tiên của WHO.

Khi có dữ liệu mới, WHO sẽ cập nhật các khuyến nghị phù hợp.

So sánh hiệu quả vaccine Sinopharm với các loại vaccine COVID-19 khác?

Không thể so sánh giữa các loại vaccine do các phương pháp tiếp cận khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả các vaccine có trong Danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và nhập viện do COVID-19 .

Phụ nữ mang thai có nên tiêm vaccine Sinopharm không?

Dữ liệu hiện có về vaccine COVID-19 Sinopharm ở phụ nữ mang thai không đủ để đánh giá hiệu quả của vaccine hoặc các rủi ro liên quan đến vaccine trong thai kỳ. Tuy nhiên, vaccine này là vaccine bất hoạt với chất bổ trợ thường được sử dụng trong nhiều loại vaccine khác với hồ sơ an toàn đã được ghi nhận, kể cả ở phụ nữ mang thai.

Do đó, hiệu quả của vaccine COVID-19 Sinopharm ở phụ nữ mang thai được kỳ vọng sẽ tương đương với hiệu quả quan sát được ở phụ nữ không mang thai ở độ tuổi tương tự.

Tạm thời, WHO khuyến cáo sử dụng vaccine COVID-19 này cho phụ nữ mang thai khi lợi ích của việc tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai lớn hơn những rủi ro có thể xảy ra.

Tác dụng phòng bệnh sau tiêm vaccine COVID-19 Sinopharm

Người dân tiêm vaccine Vero Cell của Sinopharm tại Trung tâm Văn hóa Quận 7. Ảnh: VGP/Nguyễn Kim

Để giúp phụ nữ mang thai thực hiện đánh giá này, họ cần được cung cấp thông tin về các nguy cơ của COVID-19 trong thai kỳ; những lợi ích có thể có của việc tiêm chủng trong bối cảnh dịch tễ học địa phương; và những hạn chế hiện tại của dữ liệu an toàn khi tiêm vaccine ở phụ nữ có thai.

WHO không khuyến nghị thử thai trước khi tiêm chủng. Đồng thời, không khuyến cáo trì hoãn mang thai hoặc cân nhắc việc bỏ thai vì tiêm vaccine.

Tiến sỹ Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam trong một phát biểu ngày 6.8 cho biết lợi ích mà vaccine COVID-19 Sinopharm đem lại lớn hơn nguy cơ.

Chống chỉ định với những ai?

Những người có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào của vaccine không nên dùng nó. Bất kỳ ai có thân nhiệt trên 38,5ºC nên hoãn tiêm chủng cho đến khi họ không còn sốt.

Liều lượng khuyến nghị là bao nhiêu?

Nhóm cố vấn của WHO khuyến cáo sử dụng vaccine Sinopharm dưới dạng tiêm bắp 2 liều (0,5ml). Khoảng thời gian từ 3–4 tuần giữa liều đầu tiên và liều thứ hai. Khuyến cáo rằng tất cả các cá nhân được tiêm chủng nên tiêm hai liều.

Vaccien Sinopharm có an toàn không?

WHO đã đánh giá kỹ lưỡng dữ liệu về chất lượng, độ an toàn và hiệu quả của vaccine và đã khuyến nghị sử dụng vaccine cho những người từ 18 tuổi trở lên.

Dữ liệu an toàn cho những người trên 60 tuổi bị hạn chế (do số lượng nhỏ người tham gia thử nghiệm lâm sàng).

Nguồn WHO (Theo Báo Lao động)

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.