Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân ở tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) được Nhân dân lập vào thế kỷ XV để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba Nguyễn Biên - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên trước đây thuộc làng Cát Thiên (hay còn gọi là làng Hầu Thượng), tổng Vân Tán nay thuộc tổ dân phố 5 (thị trấn Cẩm Xuyên). Đền được Nhân dân xây dựng vào thế kỷ XV để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài ba Nguyễn Biên - người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược nước ta vào những năm 20 của thế kỷ XV.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Biên còn có tên là Nguyễn Dung, quê ở làng Phù Lưu, huyện Phi Lộc (nay là xã Hồng Lộc, Lộc Hà). Ông vừa là một nông gia, vừa là thương gia chuyên chở hàng bằng thuyền giao lưu đây đó.

Vào những năm 20 của thế kỷ XV, nhà Minh đánh chiếm và đô hộ nước ta. Không cam chịu sự thống trị của quân Minh, Nguyễn Biên đã chiêu mộ dân nghèo ở vùng quê Can Lộc vào lập căn cứ tại động Choác thuộc làng Khả Luật (nay là xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên). Từ đây, ông khai hoang trồng lúa, xây dựng đồn trại, sắm binh khí, chiêu mộ quân sĩ chờ thời cơ phất cờ khởi nghĩa.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Sau một thời gian, được Nhân dân các vùng hưởng ứng, Nguyễn Biên nhanh chóng xây dựng được một nghĩa quân hùng hậu, ông quyết định dựng cờ khởi nghĩa. Thanh thế của Nguyễn Biên ngày càng lớn mạnh làm cho quân Minh lo sợ, chúng liền đưa quân từ thành Nghệ An vào tiêu diệt căn cứ động Choác. Nhân lúc giặc mới vào chưa kịp ổn định, Nguyễn Biên đã đưa quân bao vây đánh úp khiến cho giặc không kịp trở tay. Chỉ trong một thời gian ngắn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. (Trong ảnh: Tòa thượng điện 3 gian - nơi thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên).

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Chiến thắng này đã cổ vũ mạnh mẽ cho nghĩa quân và Nhân dân trong vùng. Nguyễn Biên tiếp tục đưa quân đánh chiếm hai huyện Kỳ La và Hà Hoa (tức huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên ngày nay). Sau đó ông dời căn cứ từ Kẻ Cấm ra thôn Cát Thiên, xã Thạch Khê Trung (nay là thị trấn Cẩm Xuyên) tiếp tục khai hoang, làm ruộng và luyện tập. (Trong ảnh: phần mộ của Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên).

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Tháng 10 năm 1424, khi nghĩa quân Lam Sơn từ Thanh Hóa tiến vào Kỳ Sơn (Nghệ An), Nguyễn Biên đã quy tụ dưới ngọn cờ đại nghĩa Lam Sơn. Ông được Lê Lợi phong chức “Bình ngô Thượng tướng quân”, chỉ huy nghĩa quân đánh chiếm châu huyện, giải phóng Châu Nam tỉnh và trấn giữ mặt Nam phủ Nghệ An. Tuy nhên, trong một trận đánh lớn ông đã bị thương rồi mất và được đưa về mai táng tại vùng đất Cát Thiên.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Đến năm 1425, Nhân dân trong vùng đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của vị tướng tài ba.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên được xây dựng theo kiểu kiến trúc thời Nguyễn. Trên mái của các tòa, hình tượng con rồng luôn được đề cao.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Rồng được chạm khắc tinh xảo, đẹp mắt, biểu tượng cho sự quyền uy, sức mạnh.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Gian chính tòa thượng điện là nơi thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Bên trong tòa thượng điện có một chiếc chuông cổ, được người dân lưu giữ và thờ tự cẩn thận.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Nhà ở cạnh nên ông Lê Thiếu Kỳ (SN 1943, trú tổ dân phố 5, thị trấn Cẩm Xuyên) thường xuyên sang thăm nom, dọn dẹp đền.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Ông Kỳ chia sẻ: "Ngôi đền thờ vị tướng Nguyễn Biên đã trở thành điểm văn hóa tâm linh của bà con Nhân dân nơi đây. Có rất đông người về đây để thắp hương, tưởng nhớ công lao của Bình ngô Thượng tướng quân, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của ngôi đền".

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Tòa bái đường có 5 gian, với diện tích gần 11m2, được dựng bằng 20 cột gỗ lim, có niên đại hơn 600 năm.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Kết cấu vì kèo nhà bái đường đơn giản, các xà dọc và ngang, kẻ chuyền đều được liên kết với nhau bằng hệ thống mộng...

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Tòa bái đường có một chiếc chiêng cổ, được người dân địa phương lưu giữ và dùng trong các buổi dâng hương, lễ giỗ của Bình ngô Thượng tướng quân.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Được biết, đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên được Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh cho tiến hành tu bổ, phục dựng vào năm 2016, nhưng vẫn giữ lại đường nét kiến trúc xưa.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Cổng tam quan dẫn vào đền kiến trúc hai tầng tám mái, hai bên đều khắc câu đối chữ Hán.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Phía ngoài đền có một giếng cổ. Theo người dân địa phương và sử sách ghi lại, giếng cổ được Thượng tướng quân Nguyễn Biên và Nhân dân xưa đào và xếp bằng đá khối, rất công phu, tỉ mẩn.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Bởi vậy, người dân nơi đây luôn xem giếng nước như “báu vật” của địa phương.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Dù trải qua hơn 600 năm nhưng giếng nước vẫn trong vắt, ngọt mát, cứ dịp tết âm lịch hằng năm, người dân địa phương thường đến đây để xin “lộc”.

Thăm đền thờ Thượng tướng quân Nguyễn Biên hơn 600 tuổi ở Hà Tĩnh

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật độc đáo, năm 2001, đền thờ Bình ngô Thượng tướng quân Nguyễn Biên được UBND tỉnh công nhận là Di tích lịch sử văn - hóa cấp tỉnh và vinh dự được đón bằng xếp hạng Di tích quốc gia của Bộ Văn hóa - Thông tin vào năm 2003.

Chủ đề Hội nghị văn hóa Hà Tĩnh

Đọc thêm

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Podcast tản văn: Những ngày chớm đông

Chớm đông, ấy là khi những vạt nắng cuối cùng của mùa thu còn dùng dằng chưa tắt mà những cơn mưa cứ ngấp nghé bước vào. Cái se lạnh đầu đông ùa về trải tràn khắp không gian...
Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Vui ngày hội đoàn kết ở xã biên giới Vũ Quang

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để người dân thôn 5 (xã Thọ Điền, Vũ Quang, Hà Tĩnh) phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa.
Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ "nhuộm vàng" cao nguyên Lâm Đồng

Hoa dã quỳ ở tỉnh Lâm Đồng nở rộ từ cuối tháng 10 đến tháng 12, khoe sắc vàng tươi nổi bật giữa không gian cao nguyên mát mẻ, tạo nên khung cảnh đẹp như tranh.
Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Phim Việt nào khuấy đảo phòng vé cuối năm?

Đường đua phim Việt cuối năm đang trở nên sôi động với các tác phẩm mới dự kiến ra mắt. Những cái tên như "Linh miêu – quỷ nhập tràng", "Công tử Bạc Liêu" hay "Kính vạn hoa" hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ, tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt tại rạp chiếu.
Podcast truyện ngắn: Đời biển

Podcast truyện ngắn: Đời biển

Anh hiểu rằng, những chuyến ra khơi không bao giờ dễ dàng, nhưng biển cả luôn cho anh thấy sức mạnh, niềm tin và sự kiên cường - điều đã trở thành máu thịt của cuộc đời mình.
Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Điều không ngờ trong 'Squid Game 2'

Nhân vật mà Lee Byung Hun thủ vai, vốn là người điều hành loạt game ở mùa 1, lại xuất hiện với tư cách thí sinh ở mùa 2. Khoảnh khắc này khiến khán giả ngạc nhiên và tranh luận.
Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Podcast tản văn: Nắng nhạt cuối thu

Hôm nay, ánh nắng mang một tâm trạng thật khác lạ, nhẹ nhàng và dịu dàng như một thiếu nữ đang chuẩn bị bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đời với sự mong chờ xen lẫn chút tiếc nuối...
3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

3,5 tỷ đồng trùng tu đền Nam Phong

Đền Nam Phong ở xã Cương Gián, Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được trùng tu, xây dựng khang trang, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cấp tỉnh.