Thương học trò miền núi Hà Tĩnh, giáo viên biệt phái dồn tâm huyết, trí tuệ

(Baohatinh.vn) - Từ sự quan tâm, chia sẻ của đồng nghiệp và học sinh, các thầy cô giáo biệt phái về với vùng thượng Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang nỗ lực góp trí tuệ, tâm huyết của mình cho những ngôi trường vùng khó khăn.

Thương học trò miền núi Hà Tĩnh, giáo viên biệt phái dồn tâm huyết, trí tuệ

Thầy cô giáo biệt phái luôn cảm thấy ấm lòng trong những ngôi trường mới

Hiệu trưởng nhường phòng ở

Để đón 2 giáo viên nữ biệt phái bổ sung cho nhà trường, từ tháng 12/2019, thầy Vũ Anh Sang -Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Sơn đã nhường phòng ở của mình tại khu nội trú và chuyển sinh hoạt bán trú về phòng làm việc.

Thương học trò miền núi Hà Tĩnh, giáo viên biệt phái dồn tâm huyết, trí tuệ

Hiệu trưởng Trường THCS Kỳ Sơn nhường phòng ở cho 2 giáo viên nữ biệt phái

Thầy Sang cho biết, từ đầu năm học, trường đã triển khai tu sửa, sắp xếp lại khu nội trú theo tinh thần dành sự ưu tiên về chỗ ở, tạo điều kiện sinh hoạt tốt nhất cho giáo viên biệt phái.

Đầu năm học, trường tiếp nhận 6 giáo viên, tháng 11 có thêm 2 giáo viên, tất cả đều được đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt tốt nhất trong điều kiện của nhà trường.

Thương học trò miền núi Hà Tĩnh, giáo viên biệt phái dồn tâm huyết, trí tuệ

Trong điều kiện thiếu giáo viên tiếng Anh, thầy Thái Đường đảm nhận lên lớp ở cả 2 bậc học tiểu học và THCS

Đây cũng là tinh thần, cách làm chung của các trường học vùng thượng đón giáo viên biệt phái như: Trường Tiểu học - THCS Kỳ Lạc; các trường THCS: Kỳ Tây, Kỳ Lâm...

Việc động viên, hỗ trợ thầy cô làm quen với môi trường mới được ban giám hiệu, công đoàn các trường chú trọng nhằm san sẻ khó khăn với giáo viên xa nhà, vừa tạo mối đoàn kết tập thể.

Cùng với đó, lịch giảng dạy được nhà trường bố trí phù hợp để giáo viên biệt phái có thời gian cuối tuần về nhà trong điều kiện đường xa, cách trở.

Video: Thầy Thái Đường bày tỏ tình cảm tại ngôi trường mới

Thầy Thái Đường - giáo viên tiếng Anh từ Trường THCS Yên Thanh (Can Lộc) về hỗ trợ Trường Tiểu học - THCS Kỳ Lạc cho biết: “Dù giao thông khá cách trở nhưng chúng tôi thật ấm lòng với sự quan tâm, hỗ trợ của nhà trường, đồng nghiệp nơi đây.

Bên cạnh tạo điều kiện về đời sống, chúng tôi cũng được trường sắp xếp lịch dạy tập trung trong những ngày đầu tuần để có một khoảng thời gian nghỉ dịp cuối tuần về chăm lo cho gia đình”.

Thương học trò, giáo viên dồn tâm huyết

Cô Phan Thị Thuận – giáo viên tiếng Anh, biệt phái từ Trường THCS Thành Mỹ - Xuân Mỹ (Nghi Xuân) về Trường THCS Kỳ Sơn đã gần 1 học kỳ.

Đảm nhận dạy tiếng Anh lớp 6 trong năm học đầu tiên theo chương trình mới, cô Thuận nhận thấy các em dù rất hiếu học nhưng còn yếu về mặt kỹ năng nghe, nói, không tự tin khi sử dụng tiếng Anh.

Video: Cô Phan Thị Thuận chia sẻ phương pháp giảng dạy

Thương học trò miền núi, cô đã dành tối đa thời gian, kể cả buổi tối, cùng đó là áp dụng nhiều cách dạy học mới mẻ, sinh động để hỗ trợ thêm cho học sinh. Thời gian chưa nhiều nhưng các em bước đầu đã chuyển biến về tâm thế học theo hướng tự tin, yêu tiếng Anh hơn.

Cùng với tinh thần đó, thầy Lê Văn Toán (từ Trường THCS Trà Linh ở Yên Lộc, Can Lộc được điều động về Trường THCS Kỳ Sơn), từng 3 năm giảng dạy ở vùng thượng Kỳ Anh nên rất hiểu vùng đất này. Khi nhận nhiệm vụ biệt phái, thầy đăng ký ngay về với Kỳ Sơn và cố gắng tranh thủ tối đa thời gian để hỗ trợ nhà trường, truyền thêm kiến thức cho học sinh.

Thương học trò miền núi Hà Tĩnh, giáo viên biệt phái dồn tâm huyết, trí tuệ

Thầy Lê Văn Toán xung phong biệt phái về Trường THCS Kỳ Sơn đảm nhiệm bộ môn Toán - Tin

Theo thầy Hiệu trưởng Đường Văn Kiên, 4 thầy giáo về bổ sung cho Trường Tiểu học - THCS Kỳ Lạc trong năm học 2019 - 2020 đều phụ trách những môn học chủ chốt. Các giáo viên rất tâm huyết, có trách nhiệm cao với hoạt động của nhà trường.

Trong đó, thầy giáo Nguyễn Văn Bằng, dạy môn Toán - Lý xung phong nhận dạy bồi dưỡng học sinh giỏi; thầy Võ Trọng Kỳ nhận dạy Toán học sinh lớp 9 - lớp cuối cấp đòi hỏi tập trung nhiều thời gian, công sức; thầy Đoàn Đăng Hoài - giáo viên dạy Văn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục đạo đức; thầy Thái Đường - giáo viên tiếng Anh nhận hỗ trợ dạy cả khối tiểu học để bù đắp cho việc thiếu giáo viên ở bậc học này…

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Xuân Thủy cho hay: “Từ đầu năm học đến nay, huyện Kỳ Anh đã tiếp nhận 43 giáo viên biệt phái, chủ yếu tăng cường cho các trường học ở vùng thượng. Huyện đã sắp xếp giáo viên biệt phái về các trường có điều kiện chỗ ở nội trú đảm bảo, đồng thời chỉ đạo các trường, địa phương tạo điều kiện, động viên để giáo viên về hỗ trợ huyện yên tâm công tác. Theo báo cáo của các trường, giáo viên biệt phái đều gắn kết với tập thể mới, phát huy tinh thần trách nhiệm, góp sức nâng cao chất lượng giáo dục ở những ngôi trường mới”.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.