Triển khai kịp thời, hiệu quả dự án cải thiện rừng ven biển Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn tại cuộc họp Ban chỉ đạo Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Hà Tĩnh diễn ra sáng nay (9/8).

Triển khai kịp thời, hiệu quả dự án cải thiện rừng ven biển Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn - Trưởng ban chỉ đạo Dự án FMCR tỉnh chủ trì cuộc họp

Dự án FMCR được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2018, do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ triển khai thực hiện tại 8 tỉnh, gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế.

Tại Hà Tĩnh, dự án được triển khai thực hiện tại 47 xã, phường ven biển của 7 huyện, thị xã, TP (huyện Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Lộc Hà, thị xã Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh) với mục tiêu cải thiện quản lý rừng ven biển nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng vùng ven biển.

Triển khai kịp thời, hiệu quả dự án cải thiện rừng ven biển Hà Tĩnh

Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Xuân Hoan báo cáo nội dung dự án FMCR.

Dự án FMCR Hà Tĩnh thực hiện trong 6 năm (từ 2018 đến 2023) với tổng kinh phí thực hiện 20.988.000USD (tương đương 479,261 tỷ đồng). Trong đó, vốn IDA của WB là 16.259.000 USD, vốn đối ứng là 4.728.000 USD.

Kết quả thực hiện dự án sẽ đạt được gồm: trồng mới 1.455 ha rừng phòng hộ ven biển, phục hồi 1.133 ha rừng phòng hộ ven biển, xây dựng mô hình quản lý rừng bền vững dựa vào cộng đồng diện tích 6.273 ha và trồng cây phân tán với số lượng 0,3 triệu cây.

Triển khai kịp thời, hiệu quả dự án cải thiện rừng ven biển Hà Tĩnh

Trưởng ban quản lý Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Nguyễn Phi Quỳnh báo cáo tình hình trồng rừng phòng hộ trên địa bàn.

Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ 33 gói đầu tư cho các hoạt động cải thiện, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm lâm nghiệp, thủy sản, du lịch sinh thái; hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng, công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến, tiếp thị hàng hóa, dịch vụ từ các khu rừng ven biển cho các xã thuộc nhóm dự án nhằm tăng lợi ích kinh tế và thiết lập các hoạt động tạo thu nhập cho các hoạt động cộng đồng địa phương tham gia dự án.

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, địa phương đã thảo luận về giải pháp để thực hiện hiệu quả dự án. Theo đó, các huyện, thị xã, thành phố, đơn vị chủ rừng cần chủ động rà soát lại diện tích đất tham gia dự án các hạng mục trồng rừng, cải tạo rừng, bảo vệ rừng; các sở ngành liên quan phối hợp rà soát, tham mưu UBND tỉnh xây dựng định mức các loại vật tư, thiết bị và cây giống, nhân công,… của dự án.

Triển khai kịp thời, hiệu quả dự án cải thiện rừng ven biển Hà Tĩnh

Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh Trần Văn Thông trình bày tình hình rừng hiện nay và đưa ra giải pháp trồng rừng hiệu quả.

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá FMCR là dự án lâm nghiệp lớn của tỉnh, tập trung vào khu vực vùng ven biển. Vì thế, ban quản lý dự án và các đơn vị phải chủ động lập kế hoạch, lộ trình gắn với khả năng triển khai dự án, có mốc thời gian cố định.

Triển khai kịp thời, hiệu quả dự án cải thiện rừng ven biển Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ban quản lý dự án, các chủ rừng, địa phương phải lường trước những khó khăn và cần có các bước chuẩn bị cẩn thận, những vấn đề quan trọng phải tham mưu cho ban chỉ đạo dự án; đồng thời phối hợp chặt chẽ, chủ động lồng ghép khuyến nông, biến khó khăn, thách thức của dự án thành cơ hội phát triển của tỉnh để vừa bền vững về rừng, vừa bền vững sinh kế và phát triển kinh tế hàng hóa.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...