Bố trí 16.000 tỷ đồng từ ngân sách mua và tiêm vaccine phòng Covid-19

Kinh phí dự kiến mua và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 75 triệu người là 25.200 tỷ đồng, trong đó mua vaccine 21.000 tỷ đồng và vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm 4.200 tỷ đồng.

Bố trí 16.000 tỷ đồng từ ngân sách mua và tiêm vaccine phòng Covid-19

Ngân sách bố trí 16.000 tỷ cho mua và tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo thông tin từ Bộ Tài chính, tại Tờ trình số 104/TTr-CP ngày 2/4 về phương án sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nguồn kinh phí dự kiến mua và tiêm vaccine phòng COVID-19 cho khoảng 75 triệu người là 25.200 tỷ đồng (mua vaccine khoảng 21.000 tỷ đồng; vận chuyển, bảo quản, phân phối, tổ chức tiêm khoảng 4.200 tỷ đồng), trong đó ngân sách Trung ương bảo đảm cho các đối tượng do Trung ương quản lý và hỗ trợ các địa phương khó khăn khoảng 16.000 tỷ đồng, ngân sách địa phương chi và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức khoảng 9.200 tỷ đồng.

Cụ thể, nguồn ngân sách Trung ương gồm 13.330 tỷ đồng, trong đó chuyển nguồn từ năm 2020 sang năm 2021 (12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi và 1.237 tỷ đồng đã bổ sung cho Bộ Y tế nhưng chưa sử dụng) và phần còn lại từ dự phòng ngân sách Trung ương năm 2021 (bước đầu Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung 1.237 tỷ đồng cho Bộ Y tế theo Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 31/3/2021).

Bên cạnh đó, ngày 18/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1271/NQ-UBTVQH14 về việc sử dụng nguồn tiết kiệm chi và kinh phí còn lại của ngân sách Trung ương năm 2020, trong đó tại Điều 1 nêu: “Sử dụng 12.100 tỷ đồng nguồn tiết kiệm chi năm 2020 để mua vaccine phòng dịch COVID-19.”

Đại diện Bộ Tài chính cho biết đã trình cấp có thẩm quyền đảm bảo nguồn lực để triển khai việc mua vaccine theo đề xuất của Bộ Y tế.

Bố trí 16.000 tỷ đồng từ ngân sách mua và tiêm vaccine phòng Covid-19

Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Về kinh phí đã chi, phía Bộ Tài chính cho hay ngân sách Nhà nước đã chi hơn 8.000 tỷ đồng để thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19. Trong đó riêng ngân sách Trung ương đã chi hơn 6.100 tỷ đồng để bổ sung cho các Bộ để mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế và mua vắc xin phòng COVID-19 (5.350 tỷ đồng) và hỗ trợ cho các địa phương (762 tỷ đồng). Ngoài ra, ngân sách cũng chi 13.100 tỷ đồng để hỗ trợ cho trên 13 triệu đối tượng gặp khó khăn do đại dịch, chủ yếu là người nghèo (gần 8 triệu người), đối tượng bảo trợ xã hội (gần 3 triệu người), người có công với cách mạng (hơn 1 triệu người) và lao động bị mất việc làm (1,3 triệu người).

Về việc tháo gỡ khó khăn cho địa phương trong việc cân đối, bố trí nguồn lực mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch COVID-19. Bộ Tài chính có công văn số 4841/BTC-HCSN (ngày 12/5) gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc TW để hướng dẫn về về nguồn kinh phí, cơ chế mua sắm trong điều kiện có dịch bệnh COVID-19 đối với phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, vật tư, sinh phẩm phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 (kèm theo), trên cơ sở đó, đề nghị các địa phương thực hiện việc quản lý kinh phí, mua sắm theo quy định.

Kinh phí phòng, chống dịch COVID-19:

Năm 2020: Tổng số kinh phí đã bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ các bộ, ngành địa phương là 4.056 tỷ đồng.

Năm 2021: Tổng số kinh phí đã bổ sung từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương để hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương là 823 tỷ đồng, trong đó, số đã bổ sung cho các bộ là 505,8 tỷ đồng, (bao gồm: Bộ Quốc phòng 2,165 tỷ đồng để hỗ trợ bộ đội biên phòng tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội 0,788 tỷ đồng để thực hiện chế độ đặc thù phòng, chống dịch, hỗ trợ tiền ăn cho người bị cách ly và Bộ Y tế là 502,9 tỷ đồng để mua sắm vật tư, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị phòng chống dịch).

Theo Vietnam+

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.