“Cảm ơn” và “xin lỗi” - người lớn đã làm gương?

(Baohatinh.vn) - Hôm nọ, cháu gái tôi (năm nay học lớp 2) được bố dẫn vào hiệu sách, sau khi lựa được cuốn sách yêu thích, cháu ra bàn thanh toán tiền. Cô nhân viên lạnh lùng nhận tiền, gói và trao sách cho cháu mà chẳng hề nở một nụ cười ngay cả khi cháu vui vẻ nói: “Cảm ơn cô!” một cách lễ phép...

Tình huống đó tiếp tục lặp lại trong buổi sáng hôm ấy khi 2 bố con vào cửa hàng tạp hóa mua đồ dùng gia đình. Người bán hàng lớn tuổi tuyệt nhiên không đáp lời khi cô bé ngoan ngoãn nhận lại tiền thừa lúc thanh toán và nói: “Cháu xin. Cháu cảm ơn bác!”.

Trên đường về nhà, cô bé muốn được bố mua cho một quả bóng bay. Khi trao tiền, em được nhận lại câu nói: “Cảm ơn em!” từ cậu bé bán bóng bay (chắc cũng chỉ hơn em vài tuổi). Cô bé nói với bố là em vui vì nhận được lời cảm ơn ấy.

cam on va xin loi nguoi lon da lam guong

Ảnh minh họa từ internet

Một lời cảm ơn có lẽ là điều không quá khó khi ai đó làm việc gì có ích cho mình, nhưng dường như trong cuộc sống hiện nay, nhiều người lớn vẫn quên mất rằng nó là cần thiết. Theo thói quen, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ; người ít tuổi xin lỗi, cám ơn người lớn tuổi mà người ta ít khi chú ý tới chiều ngược lại. Trong giao tiếp xã hội, nhất là nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi nói lời xin lỗi hay cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền phức cho người khác.

Ngay từ nhỏ, trẻ em vẫn được dạy phải nói cảm ơn khi được giúp đỡ và xin lỗi khi làm sai điều gì. Và hầu hết trẻ con đều nghe theo, không ngần ngại nói 2 từ đó nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như mất dần. Có người cho rằng, do cuộc sống hiện đại quá gấp gáp, bận rộn mà người lớn đôi khi quên đi những việc tưởng chừng nhỏ nhặt đó. Nhưng tại sao với người Nhật hoặc người dân các nước phương Tây, cuộc sống của họ còn bận rộn, gấp gáp hơn chúng ta rất nhiều mà từ cảm ơn và xin lỗi vẫn hiện diện thường xuyên trong văn hóa giao tiếp của họ?

Nhiều người vẫn cho rằng, người lớn không cần xin lỗi hay cảm ơn trẻ con, bởi họ mặc nhiên coi đó như là “bổn phận” của người ít tuổi với người lớn tuổi hơn. Đó là một suy nghĩ sai lầm! Có những người lớn biết mình sai với con trẻ nhưng cậy thế mình lớn hơn, không những không xin lỗi mà còn lấn át theo kiểu “cả vú lấp miệng em”. Khi người lớn thể hiện nét lịch sự, văn minh trong giao tiếp thì trẻ em cũng sẽ văn minh, lịch sự như những gì chúng nhận được.

Thay vì dạy trẻ lý thuyết phải biết cảm ơn khi được giúp đỡ, xin lỗi khi làm sai thì người lớn cũng cần làm điều ngược lại với trẻ để các em noi theo.

Biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi văn minh. Lời cảm ơn, xin lỗi không chỉ mang niềm vui tới cho người nhận mà còn giúp giải tỏa những khúc mắc, làm dịu đi những cơn nóng giận. Nhiều người nghĩ những chuyện đó quá nhỏ nhặt nên không chú ý mà không biết những lời nói đơn giản đó cần thiết như thế nào trong cuộc sống. Đó cũng là một kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống cần được giữ gìn trong cuộc sống hằng ngày.

Đọc thêm

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Biển chỉ dẫn... có như không!

Biển chỉ dẫn... có như không!

Nhiều biển chỉ dẫn dọc theo tuyến đường thuộc xã Thạch Văn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bị hư hỏng, bong tróc như "đánh đố" người tham gia giao thông.
 Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Nhếch nhác khu chợ mỗi tháng chỉ họp 6 phiên

Từng là nơi giao thương của người dân địa phương, nhưng hiện nay chợ Đình (xã Trung Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) ngày càng hoạt động kém hiệu quả, nhiều hạng mục đã hư hỏng.