Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cấp độ cảnh báo cháy rừng đang ở mức cao nhất, các ngành chức năng Hà Tĩnh đang tích cực triển khai nhiều giải pháp cấp bách về phòng cháy, chữa rừng (PCCCR) nhằm bảo vệ “lá phổi xanh”.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra việc ứng dụng flycam giám sát rừng của lực lượng kiểm lâm. (Ảnh chụp ngày 19/5).

Những ngày này, khi thời tiết liên tục nắng nóng gay gắt, các hộ dân ở thôn Nam Xuân, xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh thay phiên nhau túc trực cả ngày lẫn đêm ở 2 chòi canh lửa để kịp thời phát hiện, xử lý khi có cháy xảy ra khu vực rừng mà họ nhận quản lý. Với sự giúp đỡ, hỗ trợ từ lực lượng Kiểm lâm huyện Kỳ Anh, 2 chòi canh này được xây dựng từ đầu mùa nắng nóng ở nơi cao nhất của cánh rừng nên có thể sớm nhận ra sự cố về rừng.

“Mỗi phiên trực là 2 người, cứ thay nhau như vậy. Chòi canh ở vị trí cao, từ trên này có thể nhận biết các điểm phát lửa và thông báo nhanh tới các lực lượng, hộ dân để cùng tham gia chữa cháy, khống chế cháy rừng” - ông Nguyễn Văn Thanh (thôn Nam Xuân, xã Kỳ Tây) chia sẻ.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Chòi canh lửa giúp phát hiện sớm các sự cố về cháy rừng.

Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Kỳ Anh Lê Khắc Hữu cho biết: Địa phương có 50.585 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 18.000 ha rừng trọng điểm dễ xảy ra cháy, tập trung tại các xã Kỳ Bắc, Kỳ Trung, Kỳ Tân, Kỳ Tây, Kỳ Lạc, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn.

Xác định công tác PCCCR là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nên khi bước vào mùa nắng nóng, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và chủ rừng xây dựng phương án PCCCR cụ thể, phù hợp với từng địa bàn, từng vị trí, từng loại rừng.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh đang tập trung cao nhất cho công tác PCCCR.

Theo đó, lực lượng kiểm lâm đã tổ chức làm việc với 5 xã vùng thượng Kỳ Anh và các đơn vị chủ rừng như Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, Ban quản lý Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh, Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh để xây dựng phương án bảo vệ rừng chi tiết tới từng tiểu khu và sẵn sàng kích hoạt khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Các khu vực rừng ở huyện Kỳ Anh được cắm biển cảnh báo, tạo đường băng cản lửa.

Lực lượng chức năng cũng đã tiến hành củng cố, kiện toàn ban chỉ đạo PCCCR cấp huyện, cấp xã, thành lập các tổ đội xung kích bảo vệ - PCCCR các cấp với số lượng 500 người; tu sửa công trình và chuẩn bị phương tiện, dụng cụ chữa cháy như cưa xăng, loa chỉ huy, máy cắt thực bì, máy thổi gió, chú trọng phương tiện cho các xã trọng điểm; triển khai ký cam kết PCCCR cho 2.500 học sinh, 635 hộ gia đình, cá nhân sống xung quanh khu vực rừng…

Đặc biệt, mùa nắng nóng năm nay, Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh còn lắp đặt, đưa vào sử dụng camera cảnh báo cháy rừng. Camera này hiện đang hỗ trợ đắc lực cho lực lượng kiểm lâm kiểm tra, giám sát khu vực rừng của 7 xã vùng ngoài là Kỳ Phong, Kỳ Xuân, Kỳ Bắc, Kỳ Tiến, Kỳ Phú, Kỳ Giang và Kỳ Đồng.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác PCCCR giúp kiểm lâm Hà Tĩnh sớm phát hiện các sự cố, triển khai tốt biện pháp ứng phó.

Thời gian này, lực lượng kiểm lâm huyện Hương Sơn cũng đang “căng mình” gìn giữ, bảo vệ cho gần 85.000 ha rừng và đất lâm nghiệp. Những năm qua, công tác PCCCR được lực lượng kiểm lâm và các cấp chính quyền quan tâm, thực hiện khá tốt.

Tuy nhiên, xuất phát từ sự bất cẩn, chủ quan của người dân khi thắp hương, săn bắt ong, đốt thực bì, địa phương này vẫn xảy ra một số vụ cháy rừng, thiêu rụi nhiều diện tích rừng. Đặc biệt, năm 2020, Hương Sơn xảy ra 35 điểm phát lửa tại 9 xã, trong đó có 2 vụ cháy rừng với diện tích rừng thiệt hại 35,54 ha.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Khu vực rừng gần với nghĩa trang ở Hương Sơn dễ xảy ra cháy khi người dân không cẩn thận trong việc thắp hương.

“Dù đã chuẩn bị tối đa cho công tác PCCCR nhưng vào thời điểm nắng nóng gay gắt như thế này thì một chút bất cẩn của người dân cũng có thể gây nên những sự cố đáng tiếc. Vì thế, trong những ngày qua, ngoài việc chuẩn bị sẵn các phương án, tu sửa máy móc, phát dọn thực bì, tạo đường băng cản lửa…, đơn vị đã bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, trực gác 24/24 giờ nhằm kiểm soát người dân ra vào rừng” - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Sơn Nguyễn Văn Thành nhìn nhận.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Thời điểm nắng nóng gay gắt, nguy cơ xảy ra các vụ cháy rừng là rất cao. (Trong ảnh: vụ cháy rừng xảy ra vào tháng 6/2020 ở huyện Hương Sơn).

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh Hoàng Quốc Huấn, toàn tỉnh có gần 360.000 ha đất rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có gần 12.000 ha rừng dễ cháy, phân bố ở 12 địa phương, chủ yếu là thông, keo tràm, rừng tự nhiên nghèo kiệt. Năm 2020, Hà Tĩnh xảy ra 51 điểm phát lửa, trong đó có 14 điểm gây cháy rừng ở 8 huyện với diện tích rừng bị cháy không có khả năng phục hồi 59,7 ha.

Trong những ngày qua, trước tình trạng nắng nóng gay gắt diễn ra trên diện rộng, mức độ cảnh báo cháy rừng đang ở cấp cao nhất, lực lượng kiểm lâm cùng các cấp chính quyền, chủ rừng tập trung cao nhất cho công tác PCCCR với mục tiêu không để xảy ra các vụ cháy rừng, hoặc nếu xảy ra tình huống khẩn cấp thì sớm khống chế, xử lý hiệu quả.

Căng mình phòng cháy, giữ “lá phổi xanh” giữa nắng nóng gay gắt ở Hà Tĩnh

Trong những ngày nắng nóng gay gắt, cấp độ cảnh báo cháy rừng ở Hà Tĩnh đang ở mức cao nhất.

Mùa nắng nóng 2021, Kiểm lâm Hà Tĩnh đã triển khai lắp đặt thí điểm 4 hệ thống camera chuyên dụng quan sát, cảnh báo cháy rừng tại 4 địa phương là Hương Sơn, Can Lộc, TX Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh với tổng kinh phí 411 triệu đồng. Ngoài ra, đơn vị cũng trang bị 2 flycam để phục vụ công tác PCCCR thêm phần hiệu quả.

Theo ông Hoàng Quốc Huấn, tới thời điểm này, tất cả các địa phương, chủ rừng từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đều đã hoàn thiện các phương án PCCCR. Ngành kiểm lâm cũng xác định các điểm nguy cơ xảy ra cháy rừng cao nhằm tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát và duy trì chế độ thường trực 24/24 giờ trong suốt thời gian cao điểm nắng nóng với tinh thần “phòng là chính”.

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.