Chăm lo cho người có công là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân

(Baohatinh.vn) - Thực hiện tốt các chính sách đối với người có công với cách mạng là nhiệm vụ quan trọng, trách nhiệm của hệ thống chính trị và của toàn dân. Kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2018), Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh Nguyễn Trí Lạc chia sẻ với phóng viên Báo Hà Tĩnh một số nội dung xung quanh vấn đề này.

Chăm lo cho người có công là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân

P.V: Thưa ông, ông có thể cho biết kết quả nổi bật của Hà Tĩnh trong công tác chăm lo người có công với cách mạng những năm qua?

Ông Nguyễn Trí Lạc: Trong những năm qua, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở Hà Tĩnh thường xuyên được cấp ủy, chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, từ việc tiếp tục xác lập hồ sơ giải quyết chế độ chính sách, đến việc thực hiện công tác chi trả, chế độ và thực hiện phong trào đền ơn đáp nghĩa...

Đến nay, toàn tỉnh đã xác nhận, giải quyết chế độ chính sách cho 390.856 lượt hồ sơ đối tượng người có công. Thực hiện quản lý, chi trả trợ cấp thường xuyên và chi trả trợ cấp 1 lần đảm bảo kịp thời, đúng chế độ, chính sách quy định với tổng kinh phí bình quân hơn 1.000 tỷ đồng/năm.

Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, đến nay, toàn tỉnh đã hỗ trợ và giải ngân kinh phí cho 4.095 gia đình có công để xây mới 2.052 căn nhà, sửa chữa 2.043 nhà, với kinh phí hơn 40,8 tỷ đồng. Đến nay, cả tỉnh đã đóng góp vào Quỹ Đền ơn đáp nghĩa hơn 37,1 tỷ đồng để xây nhà tình nghĩa, tặng số tiết kiệm… cho các gia đình chính sách. 100% Mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị nhận phụng dưỡng; 98% xã, phường làm tốt công tác thương binh - liệt sỹ; 96% người có công với cách mạng có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống người dân nơi cư trú.

Chăm lo cho người có công là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh và Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh Nguyễn Trí Lạc tặng quà cho các đối tượng chính sách ở Hương Sơn nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh- Liệt sỹ. Ảnh P.V

Hàng năm, nhân dịp kỷ niệm ngày Thương binh - Liệt sỹ, ngày tết cổ truyền dân tộc, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị, cá nhân đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho thương bệnh binh, gia đình có công với cách mạng hàng triệu suất quà; tổ chức dâng hương tại các nghĩa trang liệt sỹ, di tích trong và ngoài tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh đã tìm kiếm, quy tập được 914 hài cốt liệt sỹ. Các nghĩa trang liệt sỹ, công trình ghi công liệt sỹ, đài tưởng niệm, nhà bia ghi tên liệt sỹ, được quan tâm xây dựng, sửa chữa.

Đặc biệt, năm nay, kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ, nhiều hoạt động tri ân đã hướng về 50 năm Chiến thắng Đồng Lộc với các chương trình: Hỗ trợ kinh phí xây dựng 363 nhà tình nghĩa; tặng quà cho thương binh, bệnh binh, gia đình chính sách; xây dựng các công trình văn hóa tâm linh, công trình phúc lợi tại Đồng Lộc…

P.V: Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách cho người có công, thời gian tới, ngành sẽ tham mưu tỉnh tiếp tục thực hiện những giải pháp nào, thưa ông?

Ông Nguyễn Trí Lạc: Gần đây nhất, tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh khóa XVII, ngành đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có chính sách cấp bù kinh phí nhằm đảm bảo đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội.

Chăm lo cho người có công là trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn dân

Kiểm tra, chăm sóc sức khỏe cho người có công đến điều dưỡng tập trung tại Trung tâm Điều dưỡng người có công và Bảo trợ xã hội Hà Tĩnh.

Cùng với đó, để tiếp tục thực hiện tốt công tác chăm sóc người có công, người tham gia kháng chiến cũng như phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH tham mưu tỉnh triển khai đồng bộ một số giải pháp như:

Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương, tổ chức và toàn thể nhân dân về việc tri ân người có công với cách mạng.

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác thương binh - liệt sỹ và người có công. Thực hiện đầy đủ, kịp thời, chu đáo các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng và thân nhân theo quy định; tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách ưu đãi đối với người có công; nắm chắc, thực hiện tốt các quy định mới về đối tượng, điều kiện, chế độ, chính sách, thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng ưu đãi người có công.

Tập trung giải quyết chặt chẽ, dứt điểm các vấn đề về chính sách sau chiến tranh, kịp thời khắc phục những sai sót, tiêu cực trong quá trình triển khai thực hiện.

Thực hiện có hiệu quả đề án tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến 2020 và những năm tiếp theo. Quan tâm chỉ đạo thực hiện hoàn thành đề án hỗ trợ người có công về nhà ở và thực hiện tốt đề án xác định hài cốt liệt sỹ còn thiếu thông tin.

P.V: Xin chân thành cảm ơn ông!

(Thực hiện)

Chủ đề NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SỸ

Đọc thêm

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11

Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Giảm nghèo ở Cẩm Xuyên: Khi “cần câu” cho “xâu cá”

Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Kỳ vọng từ việc sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường

Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.