"Chân đi, tay làm và cái đầu luôn tính toán"

(Baohatinh.vn) - Chúng tôi tìm gặp được chị Đặng Thị Quyết, thôn Yên Giang, Cẩm Yên (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) lúc chị đang lùa đàn trâu hàng chục con về chuồng trại. Cảm giác như bàn chân người phụ này không kịp bén đất bởi biết bao công việc trong trang trại đang chờ bàn tay tháo vát của chị.

Đàn trâu mà chị Đặng Thị Quyết (SN 1965) đang chăn dắt là một sáng kiến nuôi gia súc vỗ béo bằng việc tận dụng nguồn thực phẩm trên những cánh đồng nông nhàn. Nhận thấy tiềm năng nguồn thức ăn dồi dào từ gốc rạ, chồi mạ trên những cánh đồng nông nhàn khá dài từ sau vụ hè thu đến vụ xuân, gia đình chị Quyết mua hơn 60 con trâu ngoài tỉnh về vỗ béo.

“Chân đi, tay làm và cái đầu luôn tính toán”

Chị Quyết cùng đàn trâu trên cánh đồng nhàn rỗi trước vụ lúa Xuân

Quay vòng chăn thả trên hàng trăm ha đất ruộng, những con trâu gầy gò được mang về đã trở nên béo tốt từng ngày. Với thị trường tiêu thụ sản phẩm khá thuận lợi, chị Quyết bán tỉa dần đàn trâu, “mỗi con chỉ thu lãi 2,5 triệu đồng, trong 4 tháng nông nhàn, gia đình có thêm gần 100 triệu đồng tiền công những ngày vất vả chăn thả. Nhà nông là vậy, muốn làm giàu phải tay làm, chân đi và cái đầu luôn tính toán, sắp xếp”- chị Quyết chia sẻ.

“Chân đi, tay làm và cái đầu luôn tính toán”

Toàn cảnh trang trại tổng hợp của gia đình chị Đặng Thị Quyết sau gần 3 năm xây dựng và phát triển

Chị Quyết kể, gia đình chị cả mấy chục năm nay đã chăm chỉ làm ăn, tìm tòi, mở mang sản xuất từ nhỏ tới lớn. Đầu tư máy móc làm ruộng, ngoài ruộng nhà, có nơi nào bỏ hoang đất sản xuất anh chị thuê, mượn lại để làm. Với 4 mẫu ruộng nằm ở nhiều vùng, dù khá vất vả nhưng gia đình có nguồn thu không nhỏ từ trồng lúa, và còn chủ động nguồn thức ăn để chăn nuôi.

“Chân đi, tay làm và cái đầu luôn tính toán”

Đàn vịt 600 con của chị Quyết.....

Năm 2015, gia đình chị Quyết nhận thầu vùng đất bỏ hoang ở cuối xóm và bắt tay cải tạo, xây dựng mô hình chăn nuôi tổng hợp trên diện tích 2,5 ha. Trong đó chủ lực là 1 héc-ta ao hồ đã được đầu tư vỗ bờ xi măng để nuôi các loại cá nước ngọt đa dạng.

Đàn vịt đẻ gần 600 con, bình quân mỗi đêm thu được khoảng 500 trứng và đàn gà thương phẩm mỗi năm 3 lứa xuất chuồng khoảng 1 ngàn con.

“Chân đi, tay làm và cái đầu luôn tính toán”

... bình quân mỗi đêm cho gần 500 trứng, được các thương lái đến thu mua tại chỗ

Lấy thức ăn nông nghiệp làm chủ lực để chăn nuôi gà, vịt đẻ, vì vậy sản phẩm làm ra có chất lượng tốt, được nhiều người tin dùng và tiêu thụ rất thuận lợi. Chị Lan, chủ một cơ sở ấp trứng ở Cẩm Thăng (Cẩm Xuyên) đang đến thu mua trứng vịt tại gia trại của chị Quyết cho biết: "Tôi thu mua trứng ở đây nhiều năm rồi. Đây là một trong những bạn hàng uy tín với cơ sở chúng tôi, bởi sản phẩm đạt chất lượng cao và chị Quyết lại rất có trách nhiệm trong quá trình làm ăn".

“Chân đi, tay làm và cái đầu luôn tính toán”

Đàn gà cũng là một trong những sản phẩm cho thu nhập cao của trang trại chị Quyết

Ngoài chăn nuôi thường xuyên 5 bò nái, mỗi năm tận dụng 4 tháng đồng ruộng nông nhàn sau khi gặt hái vụ hè thu, gia đình anh chị mua hàng chục con trâu, bò về nuôi vỗ béo, bán thịt. Chịu khó, bài bản và tháo vát trong tính toán thị trường, gia đình chị Quyết đạt lợi nhuận mỗi năm hàng trăm triệu đồng.

Chị Quyết chia sẻ: “Mở mang làm ăn quy mô lớn khi trong tay chưa có vốn tích lũy nên hầu hết số tiền thu được, chúng tôi đều đầu tư trở lại để từng bước xây dựng hệ thống chuồng trại, ao nuôi kiên cố, đồng bộ như hiện nay. Tổng số tiền đầu tư cho mô hình trong 3 năm gây dựng đã xấp xỉ 2 tỷ đồng. Hiện nay, cơ bản chúng tôi đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng để tập trung sản xuất, chăn nuôi có chiều sâu, thích nghi với thị trường. Mong rằng, quá trình đầu tư phát triển bền vững của gia đình chúng tôi nhận được sự đồng hành, hỗ trợ từ các cơ chế, chính sách của các cấp chính quyền”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Chủ đề Nông dân khởi nghiệp

Đọc thêm

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.
Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bình yên xã nông thôn mới bên sông Ngàn Phố

Bằng những việc làm cụ thể, cán bộ và Nhân dân xã Sơn Giang (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã, đang chung sức, đồng lòng “vẽ” nên bức tranh nông thôn mới đa sắc, kinh tế phát triển, làng quê bình yên...
Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh

Căn cứ theo các quy định, xét đề nghị của Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh và Sở Nội vụ, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định giải thể Hội Làm vườn và Trang trại Hà Tĩnh.